Giới phân tích thậm chí bi quan trước viễn cảnh kinh tế toàn cầu đang đứng trước những mối nguy suy thoái mới.
Trong những phiên giao dịch gần đây, chứng khoán châu Á có lúc rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011. Các chỉ số chính tại Nhật Bản và Úc đều tụt dốc mạnh, có lúc giảm mạnh tới 18% so với mức đỉnh từng ghi nhận trong 52 tuần qua. Trong khi đó, chứng khoán châu Âu cũng liên tục “đỏ lửa”, chứng khoán Mỹ cũng trong tình cảnh ảm đạm trước kỳ nghỉ lễ tại nước này, khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng về những bất ổn, chứng khoán có thể xấu đi trong thời gian tới.
Trên thị trường hàng hóa, giá “vàng đen” đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003, trong bối cảnh thị trường vẫn đang chờ đợi những động thái mới từ Iran, khi quốc gia vùng Vịnh này có thể tăng xuất khẩu dầu thô sau khi được gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt từ phương Tây liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này. Động thái này được cho là càng đẩy thị trường dầu mỏ vào tình thế dư cung nghiêm trọng, đồng thời gây sức ép lên giá dầu thô thế giới.
Như vậy, đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán Trung Quốc vừa qua, giá dầu tụt mạnh và kéo theo những biến động khác trên các thị trường chứng khoán chủ chốt trên thế giới đang làm gia tăng những lo ngại về kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại.
Về phần mình, Michael Browne, nhà quản lý quỹ đầu tư Martin Currie cho rằng, mọi chuyện có thể trượt khỏi tầm kiểm soát. Nếu nhìn vào mức tăng trưởng lợi nhuận của các công ty Mỹ, có thể nhận thấy những con số rất “tiêu cực”, thậm chí là sụt giảm lợi nhuận trong vòng 4-5 tháng qua. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là suy thoái kinh tế và đây là một khả năng cần được theo dõi sát sao.
Tại Trung Quốc, theo số liệu thống kê mới nhất công bố ngày hôm qua (19/1), nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chỉ tăng trưởng 6,8% trong quý IV/2015, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2009.
Tuy nhiên, theo chuyên gia này, vẫn còn những động lực tích cực bù đắp lại cho diễn biến tiêu cực như người tiêu dùng tiếp tục hưởng lợi từ giá dầu thấp, chi tiêu của các chính phủ châu Âu trong năm nay tăng đang tạo ra các hiệu ứng “kéo và đẩy” quan trọng.
Tại Trung Quốc, theo số liệu thống kê mới nhất công bố ngày hôm qua (19/1), nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này chỉ tăng trưởng 6,8% trong quý IV/2015, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2009. Sau nhiều năm là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu, Trung Quốc hiện gặp nhiều khó khăn do xuất khẩu yếu, các nhà máy sản xuất dư thừa công xuất, đầu tư chậm lại, thị trường bất động sản hạ nhiệt và mức nợ cao của các chính quyền địa phương.
Giới phân tích dự báo, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục “mất nhiệt” trong năm nay và mức tăng trưởng được dự báo chỉ đạt 6,5% ngay cả khi Bắc Kinh thúc đẩy chi tiêu công và cắt giảm thêm lãi suất. Những số liệu không mấy khả quan này có thể càng tác động không tốt tới tâm lý của các nhà đầu tư.