Nhiều trăn trở về phát triển đội ngũ tri thức khoa học và công nghệ

0:00 / 0:00
0:00
Đội ngũ trí thức Việt Nam nói chung và trí thức khoa học và công nghệ nói riêng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Chính phủ tham quan các gian hàng của doanh nghiệp khoa học và công nghệ trước khi bắt đầu dự Hội nghị. Thủ tướng Chính phủ tham quan các gian hàng của doanh nghiệp khoa học và công nghệ trước khi bắt đầu dự Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ nhiều trăn trở, suy nghĩ để phát huy hơn nữa nguồn tài nguyên trí tuệ của đất nước.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, khoa học và công nghệ từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ trí thức Việt Nam nói chung và trí thức khoa học và công nghệ nói riêng đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, khoa học và công nghệ nước ta vẫn còn những hạn chế. Đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình, chưa đáp ứng được những mong muốn và sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thế giới của ngày hôm nay sẽ không phải là thế giới của ngày hôm qua do sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Sự phát triển, ứng dụng của khoa học và công nghệ được coi là sức mạnh mềm, biên giới mềm, thậm chí là chiến lược cạnh tranh quốc gia.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đảng ta xác định quan điểm phát triển đất nước “phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ”, “phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Đại hội XIII của Đảng xác định 6 trọng tâm, 3 đột phá chiến lược và 12 nhiệm vụ chủ yếu, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức mới, tư duy khoa học mới gắn với những giải pháp thiết thực, hiệu quả để đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn đời sống, nhất là đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Nghị quyết Đại hội cũng xác định, con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và là mục tiêu của sự phát triển; phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn kết hài hòa, hiệu quả với phát triển khoa học và công nghệ và đội ngũ trí thức tâm huyết, đam mê, yêu khoa học, yêu đất nước và con người Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, đi cùng với cơ chế, chính sách và sự đầu tư để khuyến khích, tạo môi trường cho các nhà khoa học cống hiến.

Cùng với đó, tăng cường hợp tác công - tư cho các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới, sáng tạo, lấy nguồn lực nhà nước dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực ngoài nhà nước.

Đồng thời nhấn mạnh, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đưa đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Trong đó đáng kể nhất là thách thức về việc ứng dụng và thích ứng với sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Người đứng đầu Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong giai đoạn hiện nay, nhấn mạnh nền kinh tế cần có thêm nhiều doanh nghiệp công nghệ có sản phẩm tốt, cách làm hay, có tính thực tiễn, ứng dụng cao.

Tại Hội nghị, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã phát biểu tham luận chia sẻ kết quả hoạt động nổi bật của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đồng thời đề xuất những định hướng, giải pháp cốt lõi nhằm phát triển khoa học và công nghệ;

Triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nêu tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong thời gian tới; giới thiệu nhiều mô hình phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào đời sống.

Với vai trò là doanh nghiệp khoa học và công nghệ tham dự Hội nghị, ông Nguyễn Quang Mâu, Chủ tịch HĐQT Tổ hợp Công ty Cổ phần Gốm Đất Việt khẳng định, hơn 10 năm qua, Tổ hợp Công ty cổ phần Gốm Đất Việt đã đi đúng hướng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, luôn luôn coi trọng, lấy “Khoa học kỹ thuật và công nghệ làm then chốt” làm tiền đề nghiên cứu và sáng tạo, tạo bước đột phá trong hoạt động sản xuất, lập nên những kỳ tích và thành tựu vượt bậc.

Hiện nay, Tổ hợp Công ty cổ phần Gốm Đất Việt đang sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại nhất và là đơn vị tiên phong trong ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, đưa robot vào thay thế con người ở những khâu sản xuất nặng nhọc.

Sau hơn 10 năm đi vào sản xuất, kinh doanh, sản phẩm Gốm Đất Việt đã hiện diện 63 tỉnh thành trong cả nước, xuất khẩu đến 51 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo số liệu báo cáo của Tổ hợp Công ty cổ phần Gốm Đất Việt, doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2020 đạt trên 650 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 50 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động hiện nay từ 12 đến 14 triệu đồng/người/ tháng.

Tại phiên Khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng cùng các Bộ trưởng và lãnh đạo các ban, ngành, lãnh đạo Liên hiệp hội Việt Nam đã thăm quan một số mô hình, một số sản phẩm của các nhà khoa học và đội ngũ trí thức Việt Nam, trong đó có Gốm Đất Việt. Đây là những đề tài mang tính thời sự và khoa học, đang là nhu cầu bức thiết về bảo vệ môi trường và nhu cầu nhà ở của hàng triệu người dân lao động trong cả nước về sản xuất cấu kiện tiền chế trong lĩnh vực xây dựng.

D.Ngân
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục