ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 26/5.
Tránh mở rộng danh mục
(CTCK FPT - FPTS)
Dòng tiền tiếp tục chọn đứng ngoài quan sát thị trường là nguyên nhân chính khiến cho VN-Index không duy trì được tín hiệu hồi phục tích cực từ đầu phiên. Vẫn có sự tăng giá của một số nhóm cổ phiếu, tuy nhiên đều là những bứt phá đơn lẻ và được đánh giá là không bền vững. Dường như các thông tin tích cực như quyết định nới room nước ngoài của một số doanh nghiệp lớn, hay tỷ lệ trả cổ tức cao đang giảm nhẹ và đi ngang sẽ là diễn biến chínhcó dấu hiệu “bão hòa” và thị trường đang cần những cú huých mạnh hơn. Nếu các nhân tố mới có tính dẫn dắt dòng tiền không xuất hiện, khả năng tiếp tục trong thời gian tới.
Do đó, hoạt động mua mới và mở rộng danh mục vẫn chưa đạt điểm khuyến nghị. Theo đó, một tỷ trọng tiền mặt cao và danh mục có chọn lọc gồm nhóm cổ phiếu còn đà tăng hoặc đang được tích lũy trên một nền tảng hỗ trợ mạnh là lợi thế lớn cho nhà đầu tư vào thời điểm này.
Xu hướng điều chỉnh sẽ tiếp diễn
(CTCK Đầu tư Việt Nam – IVS)
Thị trường có vẻ kết thúc phiên giao dịch khá cân bằng khi mức điểm nhích nhẹ ở cả hai chỉ số, trong khi số mã cổ phiếu tăng, giảm và đứng giá ngang nhau. Tuy nhiên, điều đáng lo lại xảy ra khi mức tăng 0,27 điểm của VN-Index lại là mức thấp nhất của chỉ số này trong phiên giao dịch ngày 25/5.
Cả hai phiên tăng điểm vừa qua đều cho thấy cầu mua yếu, sự đột biến không xảy ra và ngay cả nó xảy ra thì mức độ “ăn theo” cũng đã suy giảm đáng kể. Có nghĩa rằng, dòng tiền nội đã không mạo hiểm chạy theo dòng tiền ngoại như trước nữa, minh chứng rõ là từ nhóm cổ phiếu lớn như MBB, VCB, BID.... Điều này càng khiến tâm lý lo lắng của nhà đầu tư đang lớn dần.
Theo đó, tiếp tục bảo lưu khả năng thị trường giảm mạnh và nhìn nhận 2 phiên tăng điểm vừa qua như sự hồi phục.
Quan sát kỹ thuật từ một số cổ phiếu lớn GAS, BVH, BID,... đều cho thấy xu hướng điều chỉnh sẽ tiếp tục diễn ra. Nếu như nhóm cổ phiếu này suy giảm, liệu có nhóm cổ phiếu nào đủ sức đỡ cho thị trường? Trong khi đó, khối ngoại cũng đã có xu hướng bán ra, kể cả những cổ phiếu vừa mua mạnh như MBB hay PVD.
Nhóm vốn hoá lớn không còn ở mặt bằng giá hấp dẫn
(CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS)
Thị trường tiếp tục có những diễn biến hết sức giằng co trong phiên 25/5. Đà tăng của một vài nhóm cổ phiếu trụ cột như dầu khí, thép, ngân hàng đã có thời điểm giúp VN-Index vượt lên trên mốc 615 điểm. Tuy nhiên, áp lực bán về cuối phiên tại chính nhóm này đã khiến chỉ số thu hẹp đà tăng và chỉ còn giữ được mức tăng rất nhẹ so với phiên 24/5. Điểm tích cự đến từ sự cân bằng của thị trường với số mã tăng nhỉnh hơn so với số mã giảm.
Theo đó, lực cầu hiện tại vẫn duy trì khá tốt và độ phân hóa của thị trường ngày càng rõ rệt, đặc biệt là tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn dẫn dắt chỉ số, khi mà nhóm này hiện đã không còn ở mặt bằng giá quá hấp dẫn. Nhà đầu tư nên tiếp tục giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức an toàn trong danh mục và quan sát diễn biến thị trường tại các mức hỗ trợ trước khi quyết định giải ngân.
Tiếp tục giảm tỷ trọng
(CTCK BIDV - BSC)
VN-Index đang nằm trong quá trình điều chỉnh sau 1 đợt tăng điểm kéo dài, dù vậy chỉ số vẫn đang vận động an toàn trong vùng tích lũy hẹp từ 608-615 điểm. Thanh khoản giữ mức thấp, vận động các nhóm ngành chậm và không rõ ràng, nhà đầu tư cần tận dụng nhịp hồi phục ngắn hạn tại 615-620 điểm hoặc giảm dưới 608 điểm để tiếp tục giảm tỷ trọng danh mục.
Khả năng trụ vững trên ngưỡng 610 điểm đã thấp đi
(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam - KIS)
Mặc dù VN-Index đã trụ vững trên 610 điểm, tâm lý thị trường đã phát đi các tín hiệu thận trọng hơn. Chỉ số này có thể sẽ test lại một lần nữa mốc 610 vào ngày 26/5, nhưng khả năng trụ vững trên ngưỡng này đã thấp đi.
Như đề cập trong các bản tin gần đây, nếu VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ trên, khả năng thị trường có thể bước vào giai đoạn điều chỉnh và tích lũy. Khi điều này xảy ra, vùng hỗ trợ tiếp theo sẽ đặt quanh 595-600, song thực tế chưa thực sự bi quan.