Đó là nội dung được đưa ra tại Hội nghị về tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước tại Bộ Công thương sáng 24/12.
Cụ thể, ông Võ Thanh Hà, tân Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO) cho biết, đã 8 năm sau CPH tại Sabeco, đến nay Nhà nước còn giữ khoảng 89,59% cổ phần, còn lại đã bán cho Heineken khoảng 5%, các cổ đông khác giữ tỷ lệ còn lại.
Ông Võ Thanh Hà tiết lộ, theo chỉ đạo của Bộ Công thương, Sabeco đang xây dựng phương án thoái tiếp vốn hai đợt, mỗi đợt 20-30%. Như vậy có nghĩa, Nhà nước sẽ bán đi ít nhất trên 50% vốn tại doanh nghiệp bia hàng đầu Việt Nam này…
Tuy nhiên, ông Hà cho rằng, một doanh nghiệp mỗi lần thoái vốn 20-30% là rất lớn và đề nghị khi quyết định thoái vốn 2 lần thì khoảng cách hai lần ít nhất 1 năm để ổn định sản xuất kinh doanh, vì thoái vốn “đang chóng mặt, bị cái nữa chắc là sụp”…
Đặc biệt, ông Võ Thanh Hà thể hiện quan điểm khi cho biết, vai trò của cổ phần hóa tại Sabeco trong 8 năm qua là mờ nhạt.
Ông Hà cho rằng, với Sabeco, để có thêm vốn thì không phải mục đích cổ phần hóa ở Sabeco, công nghệ thì gần như cái gì mới nhất thế giới Sabeco cũng mua về. Quản trị bản thân công ty đã nỗ lực thay đổi nhiều, cũng không phải do CPH.
Ông Hà khẳng định, Sabeco phát triển tốt, đóng góp ngân sách tốt. Ông Hà đặt câu hỏi: vậy CPH mục đích gì, cần nêu rõ…
Nêu quy định về cách tính thuế mới, Sabeco sẽ phải đóng thêm 1600 tỷ thuế, ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, ông Hà nêu Sabeco sẽ buộc phải tái cơ cấu, điều này sẽ ảnh hưởng thời gian thoái vốn theo chỉ đạo.
“Đề nghị Bộ Công thương xem xét vì phải tái cơ cấu xong CPH mới đạt giá trị cao nhất cho nhà nước”- ông Hà nói.
Ông Nguyễn Trọng Dũng, phó trưởng Ban chỉ đạo Đổi mới Phát triển doanh nghiệp Trung ương tỏ ra bất ngờ với cách đặt vấn đề của ông Võ Thanh Hà. Ông Dũng nói thẳng: "nếu bán, hiệu quả không dừng ở đó…".