Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ xô vào chứng khoán châu Á

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Lượng mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài tại các thị trường chứng khoán mới nổi ở châu Á ngoài Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua dòng vốn chảy vào nền kinh tế lớn nhất khu vực sau 6 năm, do kỳ trọng về tăng trưởng của Trung Quốc suy yếu.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ xô vào chứng khoán châu Á

Theo dữ liệu do Goldman Sachs tổng hợp, dòng vốn nước ngoài nộp ròng vào các thị trường mới nổi ở châu Á “ngoại trừ Trung Quốc” là hơn 41 tỷ USD trong 12 tháng qua, vượt xa dòng vốn ròng khoảng 33 tỷ USD vào chứng khoán Trung Quốc thông qua chương trình giao dịch Stock Connect của Hồng Kông.

Các số liệu tương đương trong 12 tháng trước đó cho thấy, dòng vốn ngoại đã bán ròng từ các thị trường mới nổi là 76,6 tỷ USD, trong khi dòng vốn ròng chảy vào Trung Quốc là 42,8 tỷ USD.

Sự thay đổi phản ánh thực tế về sự phục hồi gây thất vọng của Trung Quốc hậu Covid, đồng thời nêu bật cách các nền kinh tế khác trong khu vực đang được hưởng lợi từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng và nhu cầu về chất bán dẫn mạnh mẽ của Mỹ.

Sunil Koul, chiến lược gia châu Á-Thái Bình Dương tại Goldman Sachs cho biết: “Khi nhìn khắp khu vực, xu hướng đến các thị trường nhạy cảm hơn với sự tăng trưởng của Mỹ đang gia tăng và tăng kỳ vọng rằng Mỹ có thể tránh được suy thoái kinh tế trong năm nay”.

Lượng mua bán ròng của khối ngoại đối với chỉ số thị trường mới nổi ngoài Trung Quốc và thị trường Trung Quốc (thông qua Stock Connect)

Lượng mua bán ròng của khối ngoại đối với chỉ số thị trường mới nổi ngoài Trung Quốc và thị trường Trung Quốc (thông qua Stock Connect)

Tâm lý nhà đầu tư xấu đi đối với Trung Quốc cũng được phản ánh trong cuộc khảo sát các nhà quản lý quỹ châu Á mới nhất của Bank of America (BofA), cho thấy phần lớn trong số khoảng 260 người tham gia khảo sát – đại diện cho tổng tài sản được quản lý hơn 650 tỷ USD - đã cắt giảm tiếp xúc với thị trường Trung Quốc.

Đồng thời, 86% các nhà quản lý quỹ được BofA khảo sát dự đoán thị trường châu Á-Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản sẽ tăng trong 12 tháng tới, một phần là do “nhận thức liên tục về chứng khoán khu vực (ngoại trừ Trung Quốc) bị định giá thấp. Tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc và rủi ro địa chính trị gia tăng cũng đã thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm đầu tư loại trừ Trung Quốc.

Manishi Raychaudhuri, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vốn cổ phần châu Á-Thái Bình Dương của BNP Paribas cho biết, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục duy trì rào cản đối với Trung Quốc cho đến khi triển vọng tăng trưởng của nước này được cải thiện. Ông mô tả hai chủ đề chính của châu Á trong năm nay là “mua Ấn Độ” và “mua công nghệ do AI điều khiển”.

Ngoài ra, câu chuyện về sự thúc đẩy của trí tuệ nhân tạo (AI) đã thúc đẩy dòng vốn vào lần lượt 10 tỷ USD và 9 tỷ USD vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, khi các nhà đầu tư kỳ vọng rất nhiều vào sự gia tăng nhu cầu bán dẫn do AI thúc đẩy.

Gần đây, khối ngoại đã chuyển sang mua ròng thị trường Ấn Độ nhờ tăng trưởng mạnh mẽ và kỳ vọng rằng nước này sẽ được hưởng lợi từ chuỗi cung ứng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc với sự hỗ trợ của Mỹ.

Mohammed Apabhai, người đứng đầu thị trường toàn cầu về chiến lược thương mại châu Á tại Citigroup cho biết: “Trong trường hợp động lực tăng trưởng của Trung Quốc không quay trở lại, sẽ có nhiều người chuyển sang Ấn Độ”, dòng vốn nước ngoài vào thị trường này đã đạt khoảng 14 tỷ USD trong năm nay.

Các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á cũng bắt đầu ghi nhận dòng tiền đổ vào từ khối ngoại, được khuyến khích bởi mức tăng hơn 5% đối với chỉ số MSCI Asean kể từ ngày 7/7. Dòng vốn chảy vào Indonesia và các thị trường Đông Nam Á khác cũng được thúc đẩy bởi đồng đô la suy yếu, điều này có lợi cho các nhà xuất khẩu trong khu vực. Nhưng nếu đồng đô la tăng giá, tiền chảy vào các thị trường này sẽ lại bị lung lay.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục