Nhà đầu tư đang đổ xô vào tiền mặt nhanh nhất kể từ khi đại dịch xuất hiện

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Theo các chiến lược gia tại Bank of America, tiền mặt là vua khi các nhà đầu tư đang tìm đến sự an toàn của các quỹ tiền mặt với tốc độ nhanh nhất kể từ đại dịch Covid-19 xuất hiện và Fed vẫn tỏ ra quan điểm rất diều hâu.
Nhà đầu tư đang đổ xô vào tiền mặt nhanh nhất kể từ khi đại dịch xuất hiện

Theo dữ liệu từ EPFR Global, các quỹ tiền mặt đã ghi nhận dòng vốn vào 62,1 tỷ USD trong tuần từ ngày 26/10 đến ngày 2/11, nâng con số tiền mặt đổ vào từ đầu tháng 10 lên mức 194 tỷ USD - mức khởi đầu nhanh nhất trong một quý kể từ khi đại dịch bùng phát.

Các chiến lược gia Bank of America không cho rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ xoay trục bất cứ lúc nào khi lạm phát vẫn ở mức cao và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp.

Theo chiến lược gia Michael Hartnett, một cuộc suy thoái và các sự kiện tín dụng sẽ cần phải xảy ra để Fed chấm dứt việc thắt chặt, thúc đẩy sự khởi đầu của một thị trường tăng giá mới. Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu việc làm để tìm các dấu hiệu cho thấy bất kỳ sự chậm lại nào trên thị trường lao động, điều này có thể thuyết phục ngân hàng trung ương giảm nhẹ lập trường của mình.

Nhận xét của chiến lược gia Michael Hartnett được đưa ra sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết trong tuần này rằng ông đã chuẩn bị đẩy lãi suất lên cao khi cần thiết để dập tắt lạm phát, ngay cả khi ngân hàng trung ương xem xét giảm xuống tốc độ tăng lãi suất chậm hơn.

Trong số các loại tài sản khác, các quỹ đầu tư cổ phiếu toàn cầu đã ghi nhận dòng vốn vào ​​6,3 tỷ USD trong tuần từ ngày 26/10 đến ngày 2/11, trong khi gần 4 tỷ USD bị rút từ các quỹ đầu tư trái phiếu.

“Cổ phiếu có khả năng chạm đáy vào mùa xuân năm sau do cú sốc suy thoái. Sau khi lạm phát lãi suất và đô la đạt đỉnh, các nhà đầu tư nên bán đồng bạc xanh và mua trái phiếu kỳ hạn 30 năm, trái phiếu lợi suất cao, tài sản thị trường mới nổi và vốn hóa nhỏ”, các chiến lược gia Michael Hartnett cho biết.

Chỉ báo tăng/giảm của Bank of America vẫn ở mức “cực kỳ giảm giá” trong tuần thứ bảy liên tiếp, đây cũng là khoảng thời gian dài nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Mức giảm tối đa thường được coi là một tín hiệu mua vào.

Trong số các chất xúc tác sắp tới khác, người Mỹ sẽ đi bỏ phiếu vào thứ Ba (8/11) cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ để quyết định quyền kiểm soát cả hai viện của Quốc hội, quyền thống đốc ở 36 bang, và vô số các cuộc đua địa phương và các sáng kiến ​​bỏ phiếu. Đảng Dân chủ có nguy cơ mất đa số Hạ viện vào tay Đảng Cộng hòa nhưng đang tìm cách giữ vị trí đa số mỏng ở Thượng viện.

Một chiến thắng của Đảng Cộng hòa sẽ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ thắt chặt hơn và đường cong lợi suất tiếp tục. Trong khi một chiến thắng của Đảng Dân chủ sẽ chuyển thành chính sách tài khóa nới lỏng hơn và đường cong lợi suất dốc hơn.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục