Ngân hàng trung ương và Fintech - Một thế giới mới dũng cảm

(ĐTCK) Fintech sẽ thay đổi ngân hàng trung ương như thế nào trong thế hệ tiếp theo? Đó là một câu hỏi lớn và tôi muốn xem xét tác động có thể có của ba sự đổi mới: tiền ảo, các mô hình trung gian tài chính mới và trí tuệ nhân tạo. Một trong số những đổi mới này đã tìm được đường vào ví, điện thoại thông minh và hệ thống tài chính của chúng ta. Nhưng đó chỉ là sự khởi đầu.
Ngân hàng trung ương và Fintech - Một thế giới mới dũng cảm

Tiền ảo

Chúng ta hãy bắt đầu với các loại tiền ảo. Rõ ràng, đây không phải là phương thức thanh toán kỹ thuật số bằng những đồng tiền đang có - thông qua Paypal và các nhà cung cấp “tiền điện tử” khác như Alipay ở Trung Quốc, hoặc M-Pesa ở Kenya.

Các loại tiền ảo nằm trong một danh mục khác, bởi vì chúng có đơn vị tài khoản và hệ thống thanh toán riêng. Các hệ thống này cho phép những giao dịch tiền tệ điện tử (peer-to-peer transactions) mà không có các trung tâm thanh toán bù trừ, không có các ngân hàng trung ương.

Hiện tại, các loại tiền ảo như Bitcoin vẫn ít hoặc có thể nói rằng không có thách thức đối với các loại tiền hiện tại và các ngân hàng trung ương. Tại sao? Bởi vì chúng có tính biến động cao, quá rủi ro, sử dụng quá nhiều năng lượng và vì các công nghệ nền tảng phục vụ các đồng tiền này chưa có đủ quy mô. Nhiều loại tiền còn chưa rõ ràng đối với các nhà quản lý và một số đã bị tấn công.

Nhưng nhiều trong số những yếu tố kể trên chỉ là những thách thức công nghệ và có thể được giải quyết theo thời gian. Cách đây không lâu, một số chuyên gia cho rằng các máy tính cá nhân sẽ không bao giờ được chấp nhận và máy tính bảng chỉ có thể được sử dụng như những khay cà phê đắt tiền. Vì vậy, tôi nghĩ rằng có thể không phải là khôn ngoan nếu loại bỏ tiền ảo.

Giá trị tiền cao hơn?

Ví dụ, hãy nghĩ đến những quốc gia có các thể chế yếu kém và các đồng tiền quốc gia không ổn định. Thay vì sử dụng đồng tiền của một quốc gia khác, chẳng hạn như đồng đô la Mỹ - một số nền kinh tế này có thể chứng kiến việc sử dụng các loại tiền tệ ảo ngày càng tăng. Hãy gọi đó là đô la hóa 2.0.

Kinh nghiệm của IMF cho thấy có một điểm ngưỡng, vượt qua đó sự phối hợp xung quanh một loại tiền tệ mới sẽ là cấp số nhân. Chẳng hạn, ở Xây Sen, đô la hóa đã nhảy từ 20% trong năm 2006 lên 60% trong năm 2008.

Tuy nhiên, tại sao công dân có thể giữ tiền ảo thay vì đồng đô la, đồng euro, hay đồng bảng Anh thật? Bởi vì sẽ tới một ngày nào đó khi việc nắm giữ những đồng tiền này có thể dễ dàng và an toàn hơn so với tiền giấy, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa. Và vì tiền ảo có thể thực sự trở nên ổn định hơn.

Bà Christine Lagarde,  Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). 

Ví dụ, tiền ảo có thể được phát hành với giá trị một ăn một so với đô la, hoặc một giỏ tiền tệ ổn định. Việc phát hành có thể hoàn toàn minh bạch, được điều chỉnh bởi một quy tắc đáng tin cậy, được xác định trước, một thuật toán có thể được giám sát... hoặc thậm chí là một “quy tắc thông minh” có thể phản ánh các tình huống kinh tế vĩ mô thay đổi.

Vì vậy, bằng nhiều cách, tiền tệ ảo có thể khiến cho đồng tiền hiện hành và chính sách tiền tệ phải chạy theo. Phản ứng tốt nhất của các ngân hàng trung ương là tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả, đồng thời có thái độ cởi mở đối với những ý tưởng và nhu cầu mới khi nền kinh tế phát triển.

Dịch vụ thanh toán tốt hơn?

Ví dụ, hãy xem xét nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ thanh toán mới tại các quốc gia nơi mà nền kinh tế dịch vụ được  phân cấp và chia sẻ đang cất cánh.

Đây là một nền kinh tế bắt nguồn từ các giao dịch tiền tệ điện tử với các khoản thanh toán có giá trị nhỏ, thường xuyên và thường là xuyên biên giới.

Thưởng 4 đô la cho việc làm vườn từ một phụ nữ ở New Zealand, 3 euro cho một bản dịch chuyên nghiệp của một bài thơ Nhật Bản và 80 xu cho một buổi vẽ ảo của phố Fleet Street lịch sử (Phố Báo chí của Anh).

Những khoản thanh toán này có thể được thực hiện bằng thẻ tín dụng và các hình thức tiền điện tử khác, nhưng sẽ có các khoản phí tương đối cao đối với các giao dịch có giá trị nhỏ, đặc biệt là xuyên biên giới.

Thay vào đó, một ngày nào đó, người dân có thể thích tiền ảo, vì tiền ảo có thể có chi phí và độ tiện lợi ngang với tiền mặt: Không có rủi ro thanh toán, không chậm trễ bù trừ, không cần đăng ký, không cần trung gian để kiểm tra tài khoản và danh tính.

Nếu các đồng tiền ảo được tư nhân phát hành vẫn có rủi ro và không ổn định, thì người dân thậm chí có thể kêu gọi các ngân hàng trung ương cung cấp các hình thức kỹ thuật số của chứng thực phương tiện thanh toán hợp pháp quốc gia (legal tender).

Mô hình tài chính trung gian mới

Câu chuyện về tiền ảo mang chúng ta đến phần thứ hai của hành trình - các mô hình trung gian tài chính mới.

Một khả năng là tách rời các dịch vụ ngân hàng. Trong tương lai, chúng ta có thể giữ số dư tối thiểu cho các dịch vụ thanh toán trên ví điện tử. Số dư còn lại có thể được giữ trong quỹ tương hỗ, hoặc đầu tư vào các  sàn cho vay không qua trung gian tài chính (peer-to peer lending) sử dụng dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo để tự động đánh giá độ tín nhiệm.

Đây là thế giới của chu kỳ phát triển sản phẩm 6 tháng và cập nhật liên tục, chủ yếu là các phần mềm, với phí thu lớn trên giao diện người dùng đơn giản và bảo mật đáng tin cậy. Một thế giới nơi dữ liệu là vua. Một thế giới của nhiều người chơi mới mà không cần áp đặt văn phòng chi nhánh.

Một số sẽ tranh luận rằng, điều này đặt dấu chấm hỏi vào mô hình ngân hàng phân đoạn mà chúng ta biết ngày nay, nếu tiền gửi ngân hàng ít đi và dòng tiền chảy vào nền kinh tế thông qua các kênh mới.

Chính sách tiền tệ sẽ được đặt ra như thế nào trong bối cảnh này?

Các ngân hàng trung ương ngày nay thường tác động đến giá tài sản thông qua các đại lý chính, hoặc các ngân hàng lớn, nơi mà họ cung cấp thanh khoản theo giá cố định - gọi là hoạt động thị trường mở. Nhưng nếu các ngân hàng này trở nên ít phù hợp hơn trong thế giới tài chính mới, và nhu cầu đối với thanh khoản từ ngân hàng trung ương giảm đi, thì việc chuyển tải chính sách tiền tệ có còn hiệu quả không?

Dù gì, các ngân hàng trung ương có thể phải tăng số lượng các đối tác cho các hoạt động của chúng. Ngân hàng Trung ương Anh đã dẫn đầu trong việc có cả các đại lý môi giới lớn và các trung tâm thanh toán bù trừ đối tác cấp trung ương.

Tất cả điều này, tất nhiên, có các hàm ý về quy định. Nhiều đối tác hơn có nghĩa là có nhiều công ty chịu điều chỉnh của các quy định của ngân hàng trung ương - đó là cái giá cho thanh khoản khi có sự cố. Cho dù tương lai sự cố có nhiều hay ít còn là một câu hỏi mở! Nhưng càng có áp lực hơn trong viêc quản lý tốt hơn các ngân hàng có các hoạt động không theo quy định.

Nhiệm vụ của các ngân hàng trung ương sẽ nhiều lên, và với điều đó, có thể là các áp lực chính trị và giám sát công kỹ lưỡng. Sự độc lập, ít nhất là để thiết lập chính sách tiền tệ, sẽ cần thêm các biện pháp phòng thủ và đòi hỏi phải có sự truyền thông rõ ràng hơn.

Chúng ta cũng có thể thấy sự thay đổi trong thực tiễn về quản lý. Theo truyền thống, các nhà quản lý đã tập trung vào việc giám sát các thực thể được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, khi các nhà cung cấp dịch vụ mới xuất hiện dưới hình dáng và hình thức mới, lắp chúng vào quy định truyền thống có thể không dễ dàng như vậy.

Hãy nghĩ về một công ty truyền thông cung cấp các dịch vụ thanh toán mà không quản lý một bảng cân đối năng động. Chúng ta nên gắn nhãn nào vào đó?

Tất cả điều này là tốt cho luật sư, nhưng không tốt cho các nhà quản lý. Các nhà quản lý sẽ phải tiếp tục nới rộng sự tập trung của họ , từ các tổ chức tài chính sang hoạt động tài chính, thậm chí có thể trở thành các chuyên gia để đánh giá tính lành mạnh và sự an toàn của các thuật toán. Nói dễ hơn làm.

Hợp tác là chìa khóa

Để làm cho mọi thứ trở nên mượt mà, ít nhất là một chút, chúng ta cần đối thoại. Giữa những nhà quản lý có kinh nghiệm và những nhà quản lý mới chỉ bắt đầu giải quyết vấn đề Fintech. Giữa các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, và các công ty dịch vụ tài chính. Và giữa các quốc gia.

Việc vượt qua các biên giới sẽ mang tính chất quan trọng khi trọng tâm của quy định mở rộng từ các tổ chức quốc gia đến các hoạt động không biên giới, từ chi nhánh ngân hàng địa phương của bạn tới các giao dịch toàn cầu được mã hóa lượng tử.

Ngân hàng trung ương và Fintech - Một thế giới mới dũng cảm ảnh 4

Vì chúng ta có 189 thành viên toàn cầu, nên IMF là một nơi lý tưởng cho các đối thoại này. Công nghệ không có biên giới: cái gì là nhà, cái gì là chủ. Làm thế nào chúng ta có thể tránh các thiên lệch về quản lý điều tiết và một sự ganh đua đến đáy? Đây là về nhiệm vụ của IMF đối với ổn định tài chính và kinh tế, và sự an toàn của hạ tầng tài chính và thanh toán toàn cầu của chúng ta.

Trí tuệ nhân tạo

Câu chuyện được nói phía trên đưa chúng ta đến phần thứ ba và cũng là cuối cùng - hiệu ứng biến đổi của trí thông minh nhân tạo. Liệu thống đốc năm 2040 đi vào ngân hàng trung ương chỉ để đánh bóng một cái máy đang hoạch định chính sách tiền tệ?

Có một điều rõ ràng là chúng ta đang ngày càng có nhiều dữ liệu hơn. Một số ước tính cho thấy rằng, 90% dữ liệu có ngày hôm nay được tạo ra trong vòng hai năm qua. Đây không chỉ là thông tin về sản lượng, thất nghiệp và giá cả, mà còn là những dữ liệu hành vi bao gồm sự ngẫu nhiên và tính phi lý của con người kinh tế.

Nhờ điện thoại thông minh và Internet, dữ liệu này ngày càng phong phú, phổ biến và ngày càng có giá trị khi chúng ta ghép nối với trí thông minh nhân tạo.

Trí tuệ nhân tạo đang chứng minh khả năng phát triển không giới hạn. Trong năm qua, một số người rất giỏi có đẳng cấp thế giới trong giới game Go, trò chơi cổ điển, đã bị trí tuệ máy tính hạ gục. Nhiều người cho rằng, thập niên suy thoái đã đến gần. Máy móc có thể tự lập chiến lược, nhận biết các mẫu hình và tối ưu hóa trò chơi nhanh và tốt hơn hẳn con người.

Rõ ràng, nền kinh tế phức tạp hơn rất nhiều so với một trò chơi Go. Nhưng trong thế hệ tiếp theo, máy móc sẽ đóng vai trò lớn hơn trong việc hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, cung cấp các dự báo trong thời gian thực, phát hiện ra các bong bóng và khám phá các liên kết tài chính - vĩ mô phức tạp.

“Nhưng tôi xin được nhấn mạnh rằng con người vẫn sẽ là cần thiết”

Đầu tiên, có sự không chắc chắn to lớn về nền kinh tế. Những thay đổi trong các mối quan hệ kinh tế cơ bản cần được phát hiện và đánh giá rủi ro. Việc phán xét và đặt câu hỏi thường xuyên của bạn bè, đa dạng về ý kiến và thậm chí cả một vài ý chí không theo quy tắc của tổ chức, sẽ vẫn là điều cần thiết cho chính sách tốt. Nhưng nếu máy móc có thể làm điều đó thì sao?

Tiếp theo là vấn đề truyền thông. Chính sách tiền tệ tốt, như chúng ta biết, là việc kể câu chuyện. Chính sách có hiệu quả nếu có thể được giải thích rõ ràng để công chúng có thể hình thành kỳ vọng về chính sách trong tương lai.

Máy móc có thực sự giải thích quyết định của mình bằng tiếng Anh giản dị?

Thậm chí nếu rào cản đó bị vượt qua, vẫn còn có một điều, cho dù với máy móc và thuật toán tốt nhất, thì mục tiêu vẫn bị trượt và các khủng hoảng nổ ra, và có các sai sót xảy ra. Liệu có thể đặt sự tin cậy thực sự vào máy móc đối với cặp đôi trẻ không có khả năng mua nhà, đối với người mẹ đang độ tuổi làm việc khi cô ấy bị thất nghiệp?

Trách nhiệm là chìa khóa. Không có nó, chúng ta không thể có sự độc lập. Làm thế nào khác để trao rất nhiều quyền lực trong một tổ chức kỹ trị?

Và nếu không có sự độc lập, chính sách sẽ bị lạc lối như hội nghị này đã lớn tiếng nhắc chúng ta một cách rõ ràng .

Vì vậy, không, tôi không thấy máy móc có thể tiếp nhận  hoạch định chính sách tiền tệ. Vào năm 2040, những thống đốc bước chân vào ngân hàng trung ương vẫn sẽ là con người với xương và thịt, và sau cánh cửa của ngân hàng đó, sẽ vẫn là con người đang làm việc.

Với tất cả những gì đã đề cập, tôi tin rằng chúng ta - các cá nhân và cộng đồng - có khả năng định hình một tương lai công nghệ và kinh tế có hiệu quả cho tất cả mọi người. Chúng ta có trách nhiệm thực hiện điều này.

* Trích bài phát biểu của bà Christine Lagarde tại Ngân hàng Trung ương Anh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục