Trong đó, Tổng giám đốc nhấn mạnh tới nguồn vốn nhận uỷ thác của các địa phương, đẩy mạnh huy động tiền gửi tại Điểm giao dịch xã và nhận tiền gửi của thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn giải ngân các chương trình tín dụng, đảm bảo khả năng thanh khoản của toàn hệ thống.
Đồng thời, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt Chỉ thị, Kế hoạch triển khai Chỉ thị và tổ chức thực hiện thành công Chiến lược phát triển Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020, trọng tâm tăng cường nguồn lực từ địa phương hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Ban Lãnh đạo Ngân hàng chủ trì Hội nghị
Tổng giám đốc cũng lưu ý các đơn vị trong hệ thống tiếp tục thực hiện tốt công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, chú trọng tới công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Bên cạnh đó, thực hiện chương trình kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề và phúc tra chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội các tỉnh, thành phố theo kế hoạch. Tăng cường công tác giám sát từ xa hoạt động tại Ngân hàng chính sách xã hội cơ sở nhằm kịp thời phát hiện sai sót, tồn tại để có biện pháp xử lý.
Ngoài ra, Tổng giám đốc còn yêu cầu toàn hệ thống tiếp tục thực hiện tốt công tác truyền thông về tín dụng chính sách xã hội đến các cấp, các ngành, Đoàn đại biểu Quốc hội và các tầng lớp nhân dân biết để thực hiện và giám sát thực hiện trên địa bàn; tăng cường công tác thi đua khen thưởng, xây dựng cơ bản, hợp tác quốc tế, cải cách thủ tục hành chính… góp phần vào sự thành công chung của hệ thống.
Toàn cảnh Hội nghị
Được biết, đến 31/12/2017, tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách đạt trên 175 nghìn tỷ đồng, tăng 16.516 tỷ đồng (+10,4%) so với năm 2016.
Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến hết năm đạt trên 171 nghìn tỷ đồng, tăng 14.417 tỷ đồng (+9,2%) so với năm 2016.
Đến 31/12/2017, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 1.373 tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn 669 tỷ đồng, chiếm 0,39% tổng dư nợ; nợ khoanh 704 tỷ đồng, chiếm 0,41% tổng dư nợ.
100% tỉnh, thành phố trong cả nước quan tâm ủy thác nguồn vốn địa phương sang Ngân hàng chính sách xã hội với mức tăng trưởng trong năm đạt 2.320 tỷ đồng, đây là mức tăng lớn nhất trong 15 năm qua.