Nga vẫn đang trên bờ vực đối mặt với rủi ro vỡ nợ

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nga đã suýt bị vỡ nợ vào tuần trước nhưng các thị trường trái phiếu Nga vẫn được định giá như đang trên bờ vực vỡ nợ.
Nga vẫn đang trên bờ vực đối mặt với rủi ro vỡ nợ

Nga tránh được vỡ nợ khi các khoản thanh toán trái phiếu bằng đồng đô la đến hạn vào ngày 4/5 đã đến tay các chủ nợ.

Xu hướng của các chính phủ quốc tế đối với các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn và các hạn chế rộng rãi hơn đang khiến các nhà đầu tư không biết về khả năng họ có thể nhận được các khoản thanh toán trái phiếu trong tương lai hay không. Ngay cả khi Moscow tiếp tục thúc đẩy để có được tiền thông qua mê cung các quy tắc, thành công vẫn chưa được đảm bảo.

Elena Daly, nhà sáng lập công ty tư vấn EM Conseil chuyên về quản lý nợ quốc gia cho biết: “Cuối cùng thì Nga có thể sẽ vỡ nợ. Trong năm 2008-2009, chúng tôi đã chứng kiến ​​dự trữ ngoại hối có thể tan chảy nhanh như thế nào. Không chỉ là các khoản thanh toán các khoản nợ sắp tới, Nga còn cần tài trợ cho hoạt động quân sự và các mặt hàng nhập khẩu quan trọng”.

Các biện pháp hiện hành được áp dụng trừng phạt lên Nga đã khiến các khoản thanh toán phức tạp nghiêm trọng, cản trở và ngăn chặn sự di chuyển của dòng tiền.

Các chủ nợ đang tìm ra một lỗ hổng quan trọng cho phép các nhà đầu tư tiếp tục nhận các khoản thanh toán trái phiếu. Quyền miễn trừ do Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Mỹ (OFAC) cấp sẽ kết thúc vào ngày 25/5, vào hai ngày trước khi các khoản lãi coupon của trái phiếu Nga tương đương khoảng 100 triệu USD đến hạn.

Nếu Bộ Tài chính Mỹ gia hạn miễn trừ, Nga có thể tiếp tục thanh toán qua các ngân hàng không bị xử phạt của mình miễn là nước này có sẵn đồng đô la và các loại tiền tệ khác trong nước. Mỹ xem đó là một cách để buộc Nga phải sử dụng tới tiền tiết kiệm trong nước. Nhưng hiện tại, Moscow có rất nhiều tiền mặt nhờ hàng tỷ USD vào hàng tuần từ việc bán dầu, khí đốt và các mặt hàng khác, bao gồm cả sang châu Âu.

Nhưng nếu Mỹ không gia hạn miễn trừ và các cơ quan quản lý ở Liên minh Châu Âu và Anh áp đặt các hạn chế tương tự, thì nguy cơ vỡ nợ sẽ tăng lên khi một tuyến thanh toán quan trọng khác bị cắt.

Một khoản nợ tiềm ẩn "sẽ vẫn được xác định bởi sự sẵn sàng chi trả của Nga, nhưng các cân nhắc về địa chính trị và chính trị, cũng như tình hình trên thực địa cũng quan trọng không kém", Natalia Gurushina, chuyên gia kinh tế về chiến lược thu nhập cố định tại Eck Associates Corp. Cho biết.

Ngay bây giờ, các chính phủ trên toàn thế giới đang đi theo hướng các biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn đối với Nga. EU đang đề xuất lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga và giảm sự phụ thuộc vào khí đốt từ nước này, đánh vào nguồn vốn quan trọng của Moscow. Điều đó đang khiến nhà đầu tư chú ý đến từng bước mà Nga thực hiện để giải quyết khoản nợ quốc gia của mình.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục