Nga đã đi được nửa chặng đường trong một thập kỷ kéo dài với chiến dịch trị giá 20 nghìn tỷ rubble (350 tỷ USD) nhằm vũ trang và hiện đại hóa tiềm lực quân sự. Chiến dịch này đã liên tục bị chỉ trích vì làm phân tán nguồn lực khỏi các hoạt động sản xuất – kinh dịch, phục vụ tăng trưởng kinh tế.
Với đà suy giảm của nền kinh tế Nga hiện tại, Chính phủ Moscow đang buộc phải cắt bớt các khoản chi tiêu cho các lĩnh vực khác để tiếp tục mở rộng ngân sách cho quốc phòng. Hiện tại, chính quyền Nga đang bị chia rẽ trong việc nên sử dụng nguồn ngân sách liên bang như thế nào.
58% số người trả lời nghiên cứu cho rằng, họ rất đồng tình với quan điểm: “Phát triển kinh tế Nga quan trọng hơn là sức mạnh quân sự”, trong khi có 33% không đồng ý.
Tuy nhiên, quan điểm “Nga nên dành thêm nhiều tiền cho cho quốc phòng, ngay cả khi việc này tạo ra các vấn đề cho sự phát triển kinh tế” lại nhận được 53% sự đồng tình, và 34% không đồng ý.
Trên thực tế, chi tiêu dành cho quốc phòng của Nga đã giảm mạnh sau khi Liên Xô sụp đổ, tuy nhiên, chính phủ Nga đang bắt đầu nâng dần mức chi tiêu quân sự lên trong vài năm gần đây.
Nga dành khoảng 4,5% GDP chi cho hoạt động quốc phòng trong năm 2014, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, trong khi Mỹ dành 3,5% GDP cho lĩnh vực này.