Phía Ukraine cho biết, quyết định của Nga đi ngược lại các luật pháp quốc tế và như một cuộc “xâm lược” Ukraine.
Các nước phương Tây cũng cảnh cáo, nếu Nga phớt lờ luật pháp quốc tế cho đoàn xe tiến Ukraine khi chưa được sự đồng ý của Ukraine, Nga sẽ phải chịu thêm sự trừng phạt kinh tế.
Với tình hình căng thẳng gia tăng giữa Nga – Ukraine và Nga – Phương Tây xung quanh đoàn xe cứu trợ, giới đầu tư đã thận trọng trở lại.
Trong khi đó, thông tin được chờ đợi nhất mấy ngày qua là bài phát biểu của Chủ tịch FED Janet Yellen tại cuộc gặp của các quan chức ngân hàng Trung ương tại Jackson Hole, Wyoming. Trong bài phát biểu của mình, bà Yellen cho biết, thị trường lao động dù cải thiện nhưng vẫn bị tổn thương sau 5 năm khủng hoảng kinh tế, số người làm việc bán thời gian gia tăng, nên việc tỷ lệ thất nghiệp giảm không phải ánh rõ hết thị trường lao động.
Chính vì vậy, bà Yellen cho biết, sẽ không có công thức cứng nhắc nào cho chính sách tiền tệ, việc điều chỉnh tăng lãi suất sẽ linh hoạt, tùy vào từng thời điểm và sự phục hồi của nền kinh tế.
Với phát biểu này, giới đầu tư cho rằng, nhiều khả năng FED có thể tăng lãi suất sớm hơn dự kiến, nên cũng thận trọng trở lại sau 1 tuần hưng phấn.
Với các thông tin không mấy khả quan trên, đà tăng mạnh của phố Wall trong tuần qua đã bị chặn lại trong phiên cuối tuần, cơ hội lần đầu tiên trong lịch sử chinh phục mốc 2.000 điểm của S&P 500 đành phải để tuần sau.
Kết thúc phiên 22/8, chỉ số Dow Jones giảm 38,27 điểm (-0,22%), xuống 17.001,22 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3,97 điểm (-0,20%), xuống 1.988,40 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 6,45 điểm (+0,14%), lên 4.538,55 điểm.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 2,03%, chỉ số S&P 500 tăng 1,71% và chỉ số Nasdaq tăng 1,65%.
Tương tự phố Wall, chứng khoán châu Âu cũng giảm điểm trong phiên cuối tuần khi giới đầu tư lo ngại về tình hình ở Ukraine.
Kết thúc phiên 22/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 2,41 điểm (-0,04%), xuống 6.775,25 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 62,36 điểm (-0,66%), xuống 9.339.17 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 40,13 điểm (-0,93%), xuống 4.252,80 điểm.
Trong tuần, chỉ số FTSE 100 tăng 1,29%, chỉ số DAX tăng 2,71%, chỉ số CAC 40 tăng 1,88%.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm trở lại sau chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp do tình hình căng thẳng ở Ukraine, trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc lại hồi phục sau phiên giảm mạnh trước đó.
Kết thúc phiên 22/8, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 47,01 điểm (-0,30%), xuống 15.539,19 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 118,13 điểm (+0,47%), lên 25.112,23 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc tăng 10,35 điểm (+0,46%), lên 2.240,81 điểm.
Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,44%, chỉ số Hang Seng tăng 0,63%, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,63%.
Trong khi tình hình Ukraine và bài phát biểu của Chủ tịch FED khiến chứng khoán giảm điểm, thì lại hỗ trợ cho giá vàng hồi phục sau 2 phiên giảm mạnh.
Trong cuộc khảo sát tuần này của Kitco, có 8 người cho rằng giá vàng sẽ tăng trong tuần tới, trong khi đó, có tới 12 người dự báo giá kim loại quý sẽ giảm và 3 người cho rằng sẽ đi ngang. Tuần trước, số người dự đoán giá vàng tăng và giảm cân bằng nhau. Tham gia cuộc khảo sát là những nhà môi giới, chuyển gia phân tíc nổi tiếng, những đại lý vàng lớn, các ngân hàng đầu tư và cả những nhà đầu tư lớn trên thị trường.
Kết thúc phiên 22/8, giá vàng giao ngay tăng 4,50 USD (+0,35%), lên 1.280,80 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 4,8 USD (+0,38%), lên 1.280,2 USD/ounce. Trong tuần, giá vàng giao ngay giảm 1,82%, giá vàng giao tháng 12 giảm 1,99%.
Giá dầu cũng nhanh chóng giảm trở lại chỉ sau 1 phiên hồi kỹ thuật do lượng cung dồi dào.
Kết thúc phiên 22/8, giá dầu thô Mỹ giảm 0,31 USD (-0,33%), xuống 93,65 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,34 USD (-0,33%), xuống 102,29 USD/thùng. Trong tuần, giá dầu thô Mỹ giảm 3,80%, giá dầu thô Brent giảm 1,31%.