Nền kinh tế Zimbabwe bị tổn thương ngay cả khi đồng nội tệ tăng giá

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Ở hầu hết các quốc gia, việc đồng tiền chuyển từ tệ nhất sang tốt nhất thế giới trong khoảng thời gian một tháng sẽ là một tin tốt, nhưng điều này không hẳn đúng đối với Zimbabwe.
Nền kinh tế Zimbabwe bị tổn thương ngay cả khi đồng nội tệ tăng giá

Trong nền kinh tế đô la hóa chủ yếu của Zimbabwe, đồng đô la Zimbabwe đã phục hồi gần một nửa giá trị so với đồng đô la Mỹ sau khi lao dốc 90% trong năm nay. Nhưng điều này lại gây tổn hại cho các doanh nghiệp bán hàng hóa sử dụng tỷ giá hối đoái ở mức cao vô lý và kỳ vọng rằng đà trượt dốc của đô la Zimbabwe sẽ tiếp tục.

Đây là cuộc khủng hoảng thị trường mới nhất xảy ra ở Zimbabwe trong vòng một năm sau khi đồng tiền bị phá giá để ngăn chặn lạm phát ba con số và lãi suất tăng lên 150%, mức cao nhất thế giới. Sự phục hồi của đồng đô la Zimbabwe được thúc đẩy bởi các quy tắc mới yêu cầu thuế doanh nghiệp phải được thanh toán bằng đồng nội tệ, điều này được cho là sẽ làm giảm lạm phát trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng tới.

Đồng tiền Zimbabwe bật tăng mạnh nhất so với các đồng tiền khác khi tham chiếu là đồng USD

Đồng tiền Zimbabwe bật tăng mạnh nhất so với các đồng tiền khác khi tham chiếu là đồng USD

Bộ trưởng Tài chính và Phát triển Kinh tế George Guvamatanga cho biết, “môi trường tăng giá cao” đã dẫn đến việc các doanh nghiệp yêu cầu được phép bán theo tỷ giá hối đoái cũ trong vài tháng, nhưng chính phủ không thay đổi chiến thuật.

“Các chính sách vẫn ở đó. Chúng tôi không thực hiện chính sách dựa trên sự kiện. Có sự thất bại của thị trường vào tháng 5, chúng tôi đã sử dụng các công cụ táo bạo hơn nhiều. Đây không phải dựa vào cuộc bầu cử”, ông cho biết.

Tỷ giá hối đoái trên thị trường chợ đen đã tăng vọt lên tới 10.000 đô la Zimbabwe trên mỗi đô la Mỹ vào tháng 5 khi đồng nội tệ giảm xuống mức thấp kỷ lục trên thị trường chính thức. Sự biến động đã thúc đẩy lạm phát hàng năm tăng vọt lên trên 175% vào tháng 6 và khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi cho phép tiền tệ được giao dịch tự do.

Sau đó, Zimbabwe đã tự do hóa thị trường ngoại hối vào tháng trước, tăng lãi suất và thực hiện các thay đổi về thuế. Sự đảo chiều của đồng tiền này đã khiến nó được giao dịch chính thức ở mức 4.876 đô la Zimbabwe đổi một đô la Mỹ trong tuần này. Tuy nhiên, việc đồng nội tệ tăng nhanh một cách đột ngột đã gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp.

“Mọi người vào siêu thị để mua hàng hóa như một cách đẩy bán tháo đồng đô la Zimbabwe của họ - thay vì nhận 2 tuýp kem đánh răng, một người sẽ mua cả hộp. Tiết kiệm của người dân Zimbabwe đang nằm trong tủ đựng thức ăn”, ông George Guvamatanga cho biết.

Lawrence Nyazema, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng của Zimbabwe cho biết, ban đầu các ngân hàng chịu tổn thất về tỷ giá hối đoái, mặc dù hiện đang điều chỉnh theo “tỷ giá mới” là đồng đô la Zimbabwe mạnh hơn.

“Đồng nội tệ đã bị định giá thấp quá mức, hiệp hội xem mức 5.000 đô la Zimbabwe so với đồng bạc xanh là giá trị hợp lý. Chúng tôi mất hai tuần trước khi tất cả các ngân hàng hoạt động ở cùng một tỷ giá, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn trên thị trường rộng lớn hơn”, ông cho biết.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục