Nắm giữ cổ phiếu ngân hàng nào hiệu quả?

(ĐTCK) Thị trường chứng khoán luôn là kênh đầu tư hấp dẫn tại các nước đang phát triển và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ khi luôn có chênh lệch dương giữa lợi suất sinh lời chung của toàn thị trường và lãi suất tiết kiệm 12 tháng. Tuy nhiên, nếu chọn đúng cổ phiếu thì nhà đầu tư sẽ được lợi nhiều hơn và ngược lại.
Nắm giữ cổ phiếu ngân hàng nào hiệu quả?

Từng mệnh danh cổ phiếu vua

Lịch sử giao dịch nhiều năm qua cho thấy cứ mỗi khi thị trường chứng khoán phục hồi thì cổ phiếu ngành tài chính ngân hàng lại tiên phong dẫn dắt thị trường. Điều này dễ giải thích bởi ngành tài chính ngân hàng và thị trường chứng khoán cùng được dẫn dắt chung bởi niềm tin vào sự phục hồi nền kinh tế.

Trong 05 năm qua, VN-Index đã tăng gấp đôi, từ 350 điểm đầu năm 2012 lên trên 700 điểm vào Quý I/2017, vậy có phải cứ mua cổ phiếu ngân hàng là thắng và nắm giữ cổ phiếu ngân hàng nào đem lại lợi nhuận cao nhất?

Đôi điều về lợi ích đầu tư

Lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu đến từ 02 phần: cổ tức và chênh lệch giá. Bài phân tích này không tính đến lợi ích từ các quyền biểu quyết, quản trị doanh nghiệp…. Để dễ so sánh và quy về cùng một hệ quy chiếu là giá, chúng ta trừ tất cả phần lợi nhuận từ cổ tức ngay khi được nhận, được chia hoặc sát nhập trực tiếp vào giá, để tính ra được giá sau điều chỉnh.

Ví dụ mua cổ phiếu MBB với giá 15.000 đồng, được nhận cổ tức 1.000 đồng/cp thì giá thực sự nắm giữ cổ phiếu MBB là 14.000 đồng – chính là giá sau điều chỉnh. Tức là cổ phiếu nào càng trả cổ tức nhiều thì giá mua ban đầu càng nhỏ.

Nắm giữ cổ phiếu ngân hàng nào hiệu quả? ảnh 1

Ông Đàm Nhân Đức, Giám đốc Nghiên cứu Phát triển Ngân hàng MB

Chúng ta dùng giá sau điều chỉnh này để so sánh về mức độ hiệu quả khi nắm giữ cổ phiếu của 9 ngân hàng đang niêm yết sau hơn 5 năm (kể từ đầu năm 2012 đến 17/04/2017), riêng cổ phiếu BID chỉ là 3 năm do niêm yết từ đầu 2014.

VCB và MBB hai cổ phiếu mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất

Nếu vào đầu năm 2012, chúng ta bỏ ra cùng một số tiền để mua và nắm giữ cổ phiếu của 01 trong 09 ngân hàng thì diễn biến lợi nhuận thu được mô tả tại Hình 1.

Có thể thấy ngay, lợi nhuận từ nắm giữ cổ phiếu VCB, MBB cao vượt trội so với toàn thị trường và so với các cổ phiếu ngân hàng khác. Cụ thể VCB đem lại 209% lợi nhuận và MBB đem lại125% lợi nhuận sau 05 năm nắm giữ trong khi toàn thị trường tăng trung bình 103%.

Rõ ràng nếu nhà đầu tư này nắm giữ 2 cổ phiếu này sẽ mang lại lợi nhuận hơn hơn nhiều so với mức trung bình của toàn thị trường.

Nắm giữ cổ phiếu ngân hàng nào hiệu quả? ảnh 2

Hình 1: Biến động lợi nhuận từ cổ phiếu ngân hàng (2012-2017) 

MBB cỗ máy sinh lời bền bỉ đều đặn

Trong tổng số lợi nhuận thu được từ nắm giữ MBB thì có 50% lợi nhuận đến từ cổ tức và 50% đến từ chênh lệch giá, trong khi tỷ lệ từ cổ tức VCB là 39% và tăng giá là 61%.

Tổng lợi nhuận khi nắm giữ cổ phiếu MBB xếp thứ 2 sau VCB, nhưng nếu xét về mức độ đều đặn và bền vững thì hiệu quả khi nắm giữ MBB lại tỏ ra nổi trội hơn.

Lợi nhuận từ VCB chủ yếu đến từ tăng giá trong hai năm 2015 và 2016 trong khi lợi nhuận từ MBB trải đều đặn trong 05 năm, trong đó một nửa từ cổ tức và một nữa từ chênh lệch giá.

Ví dụ nếu nhà đầu tư chỉ nắm giữ cổ phiếu VCB trong năm 2013 hoặc mua từ đầu năm 2017 đến nay thì không có lợi nhuận, trong khi MBB vẫn đem lại lợi nhuận tốt.

Lợi nhuận khi nắm giữ cổ phiếu ngân hàng theo từng năm

Ngân hàng

2012

2013

2014

2015

2016

2017

VCB

35%

0%

43%

41%

13%

-5%

MBB

35%

6%

14%

20%

4%

14%

VNindex

18%

21%

8%

6%

16%

6%

CTG

58%

-12%

-10%

40%

-18%

10%

SHB

4%

9%

29%

-14%

-23%

53%

ACB

-13%

-6%

3%

35%

-2%

18%

BID

-29%

77%

-26%

8%

STB

28%

5%

5%

-9%

-25%

27%

EIB

25%

-15%

3%

-13%

-20%

21%

VIB

7%

NVB

-6%

-18%

-4%

0%

-25%

-8%

Thay lời kết

Nếu xét về hiệu quả đầu tư từ 2012 đến thời điểm hiện tại thì nắm giữ VCB là quán quân, MBB là á quân. Còn nếu xét tính đều đặn, ổn định và bền vững của lợi nhuận thì MBB là quán quân.

Lựa chọn VCB, MBB hay một cổ phiếu nào khác là do khẩu vị rủi ro của từng nhà đầu tư. Hiệu quả đầu tư tương lai sẽ đến từ quyết định đầu tư hiện tại dựa trên tiềm năng và dư địa tăng trưởng của doanh nghiệp, của giá cổ phiếu.

Đây là hai điểm quan trọng cần xem xét với bất kỳ quyết định đầu tư vào cổ phiếu nào. Chúc các bạn lựa chọn được cổ phiếu thành công trong chặng đường tiếp theo.

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tổ chức mà người viết đang công tác. 

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục