Mỹ có thể là người chiến thắng thực sự trong cuộc chiến tranh năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cú sốc dầu lớn trong những năm 1970 là một bài học cho các chính trị gia phương Tây về sức mạnh của các siêu cường năng lượng trên thế giới. Và 50 năm sau, bài học đó đang được lặp lại một lần nữa.
Mỹ có thể là người chiến thắng thực sự trong cuộc chiến tranh năng lượng

Nga đang chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách hạn chế cung cấp khí đốt cho châu Âu. Viễn cảnh về việc cắt giảm toàn bộ khí đốt của Nga đang gây ra sự hoảng loạn gần như ở châu Âu khi Đức và các nền kinh tế lớn khác đang cân nhắc việc phân bổ năng lượng trong mùa đông này.

Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ đến Riyadh vào tháng tới để kêu gọi Ả Rập Xê Út bơm thêm dầu.

Cũng như năm 1973, trong năm 2022, các nhà sản xuất dầu lớn của thế giới vẫn có thể khiến các cường quốc chính trị lớn nhất thế giới phải đi theo sự dẫn dắt của họ.

Theo Financial Times, Nga có thế mạnh trong ngắn hạn nhưng vị thế của nước này sẽ xấu đi đáng kể trong vòng 3 năm tới. Nước Mỹ gặp vấn đề lớn trong ngắn hạn nhưng lại có vị thế vững chắc trong dài hạn.

EU đang gặp phải những vấn đề lớn nhất trong ngắn hạn và trung hạn. Mặc dù EU đang hướng tới tính đa dạng hóa về nguồn cung cấp năng lượng và giảm phát thải cacbon, nhưng EU vẫn còn một chặng đường dài để tìm ra một chiến lược năng lượng mới khả thi.

Châu Âu hiện đã học được một bài học về sự nguy hiểm của việc phụ thuộc năng lượng vào Nga và quyết tâm sẽ không bao giờ bị tổn thương nữa. Một quan chức cấp cao của Đức cho biết: “Trước xung đột, Nga đã xem xét thêm 30 năm nguồn thu từ dầu khí được đảm bảo. Bây giờ họ đang chỉ xem xét trong 3 năm”.

Ngay cả trong ngắn hạn, việc cắt giảm xuất khẩu khí đốt của châu Âu là một ván cờ nguy hiểm đối với Nga. Khoảng 1 tỷ euro (1,05 tỷ USD) mỗi ngày vẫn đang chảy vào kho bạc của Nga và trong đó chủ yếu từ châu Âu.

Trong khi đó, Nga có thể tìm thấy các thị trường thay thế khác một cách tương đối dễ dàng với Ấn Độ và Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu dầu của Nga. Nhưng khí đốt của Nga được xuất khẩu bằng đường ống và các đường ống chính hướng tới châu Âu. Việc xây dựng những đường ống mới cho Trung Quốc sẽ mất nhiều năm, vì vậy Nga có thể sớm đối mặt với một tài sản bị mắc kẹt.

Những nỗ lực nghiêm túc của châu Âu nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga có thể được nhìn thấy trong lịch trình công du của các nhà lãnh đạo nước này. Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen vừa có mặt tại Israel và Ai Cập để ký một thỏa thuận khí đốt mới. Thủ tướng Đức, Olaf Scholz gần đây đã đến thăm Senegal và mong muốn phát triển một mỏ xăng mới ở đó.

Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi lớn về việc châu Âu có thể thay thế năng lượng của Nga một cách nhanh chóng và thuận lợi như thế nào. Một số nhân vật cấp cao trong ngành năng lượng tỏ ra hoài nghi. Tình hình trong vòng 5 năm tới có thể khiến châu Âu rơi vào tình thế khó chịu với nhu cầu năng lượng của Nga giảm nhưng không bị loại bỏ, trong khi người tiêu dùng phải đối mặt với giá cao liên tục và ngành công nghiệp đối mặt với nguồn cung không đảm bảo.

Ngược lại, Mỹ đang ở một vị thế dài hạn thoải mái hơn nhiều. Theo nhà phân tích năng lượng hàng đầu Dan Yergin, Mỹ đã thay thế Nga trở thành nước xuất khẩu năng lượng hàng đầu thế giới.

Giá năng lượng cao hơn là một nỗi đau cho người tiêu dùng Mỹ nhưng lại là một lợi ích cho ngành công nghiệp khí đá phiến của Mỹ. Một bài học của xung đột Ukraine là việc một quốc gia dựa vào một đối thủ địa chính trị để lấy năng lượng là rất nguy hiểm. Mỹ hiện là nước xuất khẩu ròng năng lượng lớn, trong khi Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do xung đột ở Ukraine gây ra đang làm gia tăng nhu cầu đối với nhiên liệu hóa thạch bao gồm cả than. Đức đang mở lại các nhà máy sản xuất than băng phiến, còn Trung Quốc đang bám chặt hơn nữa vào hình thức sản xuất năng lượng nội địa đáng tin cậy nhất của họ bởi than đá.

Hạc Hiên
Theo FT

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục