Theo điều lệ của UNESCO, quyết định trên tự động có hiệu lực sau 2 năm kể từ khi chính quyền Mỹ ngừng cung cấp tài chính cho tổ chức này để trả đũa việc UNESCO trao quy chế thành viên đầy đủ cho Palestin. Cũng vì lý do trên, cùng với
Mỹ đóng góp cho hoạt động của tổ chức quốc tế này 80 triệu USD/năm, chiếm tới 22% ngân sách của UNESCO, có trụ sở tại Paris (Pháp).
Việc mất quyền bỏ phiếu có nghĩa là Mỹ không còn cơ hội gây ảnh hưởng đối với những quyết định quan trọng của UNESCO, trong đó có việc thảo luận các kế hoạch hỗ trợ di sản văn hóa tại Mali và bảo vệ nó trước cuộc xung đột vũ trang ở nước này.
Phát biểu với báo giới, Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova cho biết sự ảnh hưởng của Mỹ tại tổ chức này trong vòng 2 năm qua đã giảm mạnh. Bà cũng lấy làm tiếc trước quyết định của Mỹ chấm dứt cung cấp tài chính khiến ngân sách của UNESCO trong năm 2014 chỉ còn 150 triệu USD.