Muốn thành tỷ phú thì học ngành gì

Sinh viên các trường đại học danh tiếng nếu mong muốn kiếm được hàng triệu đôla, hãy đăng ký ngay các lớp học liên quan tới kỹ thuật.
Muốn thành tỷ phú thì học ngành gì

Hơn một phần năm, khoảng 22% những người giàu nhất thế giới theo học ngành kỹ thuật ở trường đại học, chiếm gần gấp đôi số lượng ngành dẫn đầu tiếp theo. Kiến thức đào tạo liên quan tới kinh doanh đã giúp 12% các nhà tài phiệt tích lũy tài sản, trong khi 9% các tỷ phú khác lại lựa chọn các bộ môn có liên quan tới nghệ thuật – nhiều hơn cả những người được đào tạo chuyên sâu về kinh tế hay tài chính.

Số liệu của Approved Index dựa trên việc phân tích nền tảng giáo dục của các tỷ phú nằm trong danh sách 100 người giàu nhất thế giới của Forbes, thông qua khảo sát trên các doanh nghiệp tự kinh doanh hoặc kinh doanh nhượng quyền.

Những tỷ phú tốt nghiệp ngành kỹ thuật đồng thời cũng là người giàu nhất trong danh sách của Forbes, với tổng giá trị tài sản lên tới 25,8 tỷ USD, so với con số 24 tỷ USD giá trị tài sản ròng của các tỷ phú không có bằng cấp hay 22,5 tỷ USD của những tỷ phú đã từng được đào tạo về tài chính.

Theo một báo cáo gần đây, thời điểm này, những phụ nữ với tấm bằng A-level (A-level là khóa học kéo dài 2 năm tại các trường cao đẳng tại Anh quốc, sau khi hoàn thành khóa học này, sinh viên có thể xin vào bất cứ khóa học nào tại bất cứ trường đại học nào, miễn là đáp ứng được yêu cầu đầu vào) có thể kiếm thêm 4.500 bảng Anh mỗi năm trong khi đó, lương của những cử nhân theo học 2 trong số các môn của STEM - một hệ thống giáo dục trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, có thể tăng gấp một phần ba. Lương dành cho phái nam sẽ thấp hơn đôi chút, khoảng 8%.

Sự tập trung dành cho các môn học theo hệ thống STEM có nghĩa rằng các ngành học của các tỷ phú tương lai sẽ tương đối khác biệt so với thời điểm hiện tại. Số lượng sinh viên có bằng A-level ngành hóa học đã tăng lên một phần năm, trong khi vật lý, sinh học và toán học tăng lần lượt 15%, 12% và 8%.

Theo báo cáo gần đây của Sutton Trust, một cử nhân mới tốt nghiệp Oxford và Cambridge có thể có mức lương khởi điểm lên tới 7.600 bảng Anh, tuy nhiên một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, đối với các cựu sinh viên ở Anh, việc sở hữu một tấm bằng từ trường Kinh doanh London mới là hấp dẫn nhất.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy có nhiều người giàu còn nổi bật hơn khi chưa từng tốt nghiệp bất cứ một trường đại học nào, có gần một phần ba số người như vậy trong số những người giàu nhất thế giới - mặc dù số tài sản trung bình của họ ít hơn những người theo học ngành kỹ thuật.

Bill Gates, người giàu nhất thế giới với tài sản lên đến 79 tỷ USD (khoảng 53,1 tỷ bảng Anh), người nổi tiếng vì đã bỏ học ở Harvard, hay tương tự Zuckerberg, tỷ phú trẻ tuổi nhất trong Top 100 người giàu nhất được Forbes xếp hạng với tài sản ròng lên tới 33,4 tỷ USD.

Amy Catflow, giám đốc của Approved Index cho biết: “Những phát hiện này chắc chắn sẽ tạo nên những cuộc tranh luận mới về sự phù hợp và giá trị của bằng cấp trong thời đại ngày nay và hướng đến bài toán, để có một nền kinh tế phát triển đa dạng, chúng ta phải khuyến khích phát triển đa chuyên ngành”.

Theo nghiên cứu của The Wealth-X và UBS Billionaire Census, có tổng cộng 2.325 tỷ phú trên thế giới với tổng tài sản 7.290 tỷ USD, bằng một phần mười GDP toàn cầu và cao hơn so với vốn hóa của thị trường của tất cả công ty thuộc Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA).

Vnexpress
Telegraph

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục