Mức phí hợp lý và lãi suất cạnh tranh với UPAS L/C của VPBank

(ĐTCK) Theo thông lệ, quý II là thời điểm bắt đầu mùa làm ăn của các doanh nghiệp nhập khẩu, chuẩn bị cho nhu cầu hàng hóa vào những ngày cuối năm. Do vậy, các khoản thu - chi luôn được doanh nghiệp đau đầu cân đối sao cho phù hợp với khả năng cũng như tham vọng kinh doanh của doanh nghiệp. 
Giao dịch tại VPBank Giao dịch tại VPBank

Tuy nhiên, mọi khó khăn giờ đây đã được gỡ bỏ với “Thư tín dụng (L/C) trả chậm được phép thanh toán ngay (UPAS L/C )” của VPBank.

Chị Phạm Ngọc Lan, đại diện một công ty sắt thép tại Hưng Yên cho biết, tại đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Việt Nam, nguồn vốn tự có rất hạn chế nên phụ thuộc khá nhiều vào ngân hàng, trong khi đó, quy mô và “khẩu vị” rủi ro của từng ngân hàng khác nhau nên mức lãi suất cũng khác nhau. Do vậy, để có nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời giảm giá thành nhờ giảm chi phí đầu vào, các doanh nghiệp luôn khảo sát kỹ lưỡng các ngân hàng để có quyết định của riêng mình.

Nắm được tâm lý cũng như nhu cầu của khách, đặc biệt với mục đích hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn về nguồn ngoại tệ thanh toán cho đối tác nước ngoài của các doanh nghiệp nhập khẩu, VPBank đã ra mắt sản phẩm UPAS L/C (Usance Paid At Sight L/C) dành cho doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu tài trợ vốn với lãi suất thấp. Với sản phẩm này, các doanh nghiệp xuất khẩu được Ngân hàng tài trợ của VPBank thanh toán tiền hàng ngay, trong khi nhà nhập khẩu (bên yêu cầu mở L/C) được phép trả tiền hàng chậm.

Ưu điểm của VPBank UPAS L/C là cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán trả chậm tối đa lên tới 180 ngày, với phí trả chậm rất ưu đãi, thấp hơn lãi suất cho vay USD thông thường; hỗ trợ nhà nhập khẩu có được giá tốt trong hợp đồng ngoại thương vì đối tác xuất khẩu vẫn nhận được tiền ngay, không bị ứ đọng vốn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ được hỗ trợ tối đa thời gian xử lý chứng từ, với thủ tục đơn giản, thuận tiện và hệ thống ngân hàng đối tác rộng khắp trên thế giới.

Chị Lan nhận xét, có lẽ do “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều đối thủ như Sacombank, Techcombank, MB… nên VPBank đã biết những hạn chế của dịch vụ và đặc biệt không ngừng lắng nghe và cải thiện sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp của chị tin dùng UPAS L/C tại VPBank, vì thủ tục thuận tiện, mức chi phí hấp dẫn cùng quãng thời gian đủ để quay vòng rất hợp lý.

“Ngoài ra, một lý do nữa để sử dụng UPAS L/C tại VPBank đó là một đội ngũ chuyên viên tuyệt vời, chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo đến từng chi tiết, quan tâm tới khách hàng và công việc kinh doanh, khiến chúng tôi cảm thấy mình như có thêm người bạn đồng hành nên rất yên tâm sử dụng dịch vụ của VPBank lâu dài”, chị Lan nói.

Anh Nguyễn Trần Chính, đại diện Công ty Ứng dụng công nghệ mới nhân viên cho biết, trước kia, doanh nghiệp chỉ sử dụng sản phẩm L/C và mới đây là UPAS L/C. Với cam kết ổn định thị trường ngoại hối của Thống đốc NHNN nên điều lo lắng duy nhất là việc thay đổi tỷ giá đã được gỡ bỏ. Do vậy, doanh nghiệp yên tâm tiếp tục mở UPAS L/C tại Vbank; và một lý do quan trọng nữa đó là mức phí hợp lý và lãi suất thực sự cạnh tranh.

“Mức lãi suất ban đầu của VPBank có cao hơn so với ngân hàng khác nhưng khi tôi có trao đổi, nhân viên ngân hàng đã rất lắng nghe và có những điều chỉnh nhất định, phù hợp với nguyện vọng và khả năng của doanh nghiệp. Tôi thấy hài lòng về cách ứng xử này của ngân hàng, thể hiện sự lắng nghe và sẵn sàng chia sẻ với doanh nghiệp”, anh Chính nói.

Trên thực tế, với việc đi vay và mở L/C trả ngay, thông thường doanh nghiệp sẽ phải trả mức lãi suất khoảng 9%/năm, nhưng với việc mở Thư tín dụng (L/C) trả chậm được phép thanh toán ngay, doanh nghiệp sẽ được hưởng những ưu đãi hợp lý như: phí trả chậm chỉ là 4%/năm, thấp hơn một nửa so với mức lãi suất vay mở L/C bình thường. Đặc biệt, VPBank đã có thoả thuận hợp tác với 3 ngân hàng uy tín để cung cấp dịch vụ UPAS L/C tới doanh nghiệp gồm Wells Fargo, Deutsche Bank, Landes Bank Baden, giúp các doanh nghiệp tăng cường quan hệ thương mại quốc tế nhiều hơn…

Đại diện VPBank cho biết: “Trong bối cảnh lãi suất tiền đồng đang có xu hướng tăng thì việc sử dụng UPAS L/C so với việc vay tiền đồng và mở L/C có thể giúp doanh nghiệp nhập khẩu giảm tới 50% chi phí. Tổng mức phí doanh nghiệp nhập khẩu cần trả tối đa 4,5%/năm, trong khi lãi vay tiền đồng ngắn hạn trung bình vào thời điểm này là 9%/năm. Doanh nghiệp nên khai thác loại hình tài chính này để tối ưu hóa dòng vốn của mình”.

Hà An

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục