Gần đây, tín dụng có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Thưa ông, cầu vốn của nền kinh tế nửa cuối năm nay ra sao và liệu có đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%?
Đến cuối tháng 6/2024, tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng đạt 6,1%, nhưng đến cuối tháng 7 giảm còn 5,66% và đến ngày 26/8 tăng trở lại 6,25%. Tín dụng có dấu hiệu giảm trở lại trong tháng 7 cũng là điều dễ hiểu, vì trước đó đã tăng trưởng ở mức cao, đạt mục tiêu đưa ra của Ngân hàng Nhà nước.
Với đà tăng trưởng tín dụng hiện nay, khả năng trong những tháng cuối năm, dư nợ của ngành ngân hàng sẽ cải thiện dần. Thông thường, nhu cầu vốn của khách hàng trong nửa cuối năm sẽ tăng cao hơn nửa đầu năm, do nửa cuối năm là mùa kinh doanh cao điểm của các doanh nghiệp và tiêu dùng tăng, kéo theo nhu cầu về vốn tín dụng.
Đáng chú ý là, trong quý IV hàng năm, nhu cầu vốn của khách hàng luôn tăng cao. Tuy nhiên, do sức cầu chưa tăng trưởng mạnh và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, nên tăng trưởng tín dụng được ngành ngân hàng nỗ lực kích cầu, giảm lãi suất cho vay, nhưng khả năng khó có thể đạt được mức 15%. Bởi đến thời điểm này, tín dụng mới tăng hơn 6%, nên để đạt được mục tiêu thì trong nửa cuối năm còn lại, dư nợ tín dụng phải tăng hơn 8% là điều không dễ.
Để kích cầu tăng trưởng tín dụng trong thời gian còn lại của năm, theo ông cần thêm giải pháp gì?
Từ thực tế thị trường cho thấy, hiện đơn hàng của các doanh nghiệp không nhiều. Vì thế, dù mặt bằng lãi suất ngành ngân hàng đã giảm trong thời gian qua, cho vay đối với doanh nghiệp còn 5-6%/năm; lãi vay cá nhân kéo xuống 6-8%/năm, nhưng không dễ kích cầu tăng trưởng tín dụng, bởi doanh nghiệp cũng phải tính toán kỹ khi sử dụng vốn vay để tiết giảm tối đa chi phí.
Do đó, để có thể kích cầu được tín dụng, theo tôi, trước hết phải kích cầu sức mua thị trường, không chỉ với thị trường xuất khẩu, mà kích cầu cả sức mua ở thị trường nội địa.
Thưa ông, trước bối cảnh tín dụng khó tăng mạnh hiện nay, khả năng mặt bằng lãi suất cho vay trong thời gian từ nay đến cuối năm có ổn định, dù lãi tiết kiệm tăng?
Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ khó sớm tăng trở lại trong thời gian từ nay đến cuối năm, nhất là đối với lãi suất cho vay doanh nghiệp. Theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 6/2024, lãi suất cho vay bình quân ở mức 8,3%/năm, giảm 0,96% so cuối năm 2023. Còn lãi suất tiền gửi bình quân ở mức 3,59%/năm, giảm 1,08%/năm so cuối năm 2023.
Hiện lãi suất tiết kiệm vẫn trong xu hướng tăng, do mặt bằng lãi suất huy động vốn đã giảm mạnh trong các năm trước, nên các ngân hàng phải tăng để giữ nguồn tiền nhàn rỗi, cân đối khi các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán và bất động sản có dấu hiệu hồi phục trở lại sẽ hút tiền tiết kiệm.
Nhiều dự báo cho rằng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ tăng khoảng 1% trong thời gian từ nay đến cuối năm vì khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có hành động cắt giảm lãi suất trong các tháng cuối năm nay, thì dư địa cho chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng như giữ lãi suất thấp vẫn còn. Tuy nhiên, với lãi suất cho vay sẽ còn độ trễ và ngân hàng chưa thể tăng. Thực tế, lãi vay thấp vẫn khó kích được cầu tín dụng, nếu tăng sẽ càng khó hơn.
Lãi suất thấp vẫn khó kích được cầu tín dụng, kể cả với tín dụng mua nhà. Điều này có nghĩa, thị trường bất động sản khó tác động bởi lãi suất thấp, thưa ông?
Theo số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay bất động sản tính đến cuối quý II/2024 đạt 3,083 triệu tỷ đồng, tăng 6,8% so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 21,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Nhưng với tín dụng bất động sản tiêu dùng (vay mua nhà) vẫn chậm.
Nhiều ngân hàng cho biết, khó khăn trong việc đẩy mạnh cho vay mua nhà, dù lãi suất cho vay đã giảm xuống 5-6%/năm. Điều này cũng dễ hiểu, bởi trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn hiện nay, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng nên họ cũng phải tính toán kỹ khi vay vốn mua nhà. Mặc dù nhu cầu về nhà ở của người dân luôn có và tăng cao, nhưng với tình hình hiện nay thì chưa mạnh dạn để vay mua nhà. Vả lại, giá nhà vẫn còn cao.
Thị trường bất động sản được kỳ vọng ấm dần trở lại trong những tháng cuối năm 2024, nhưng hiện chỉ ở khu vực phía Bắc, còn thị trường phía Nam vẫn trầm lắng. Theo tôi, trước mắt, thị trường chỉ hồi phục ở các phân khúc nhà ở vừa túi tiền, khó khởi sắc đối với phân khúc căn hộ cấp cao, đất nền và bất động sản nghỉ dưỡng…
P.HCM)
Gần đây, tín dụng có dấu hiệu khởi sắc trở lại. Thưa ông, cầu vốn của nền kinh tế nửa cuối năm nay ra sao và liệu có đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%?
Đến cuối tháng 6/2024, tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng đạt 6,1%, nhưng đến cuối tháng 7 giảm còn 5,66% và đến ngày 26/8 tăng trở lại 6,25%. Tín dụng có dấu hiệu giảm trở lại trong tháng 7 cũng là điều dễ hiểu, vì trước đó đã tăng trưởng ở mức cao, đạt mục tiêu đưa ra của Ngân hàng Nhà nước.
Với đà tăng trưởng tín dụng hiện nay, khả năng trong những tháng cuối năm, dư nợ của ngành ngân hàng sẽ cải thiện dần. Thông thường, nhu cầu vốn của khách hàng trong nửa cuối năm sẽ tăng cao hơn nửa đầu năm, do nửa cuối năm là mùa kinh doanh cao điểm của các doanh nghiệp và tiêu dùng tăng, kéo theo nhu cầu về vốn tín dụng.
Đáng chú ý là, trong quý IV hàng năm, nhu cầu vốn của khách hàng luôn tăng cao. Tuy nhiên, do sức cầu chưa tăng trưởng mạnh và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, nên tăng trưởng tín dụng được ngành ngân hàng nỗ lực kích cầu, giảm lãi suất cho vay, nhưng khả năng khó có thể đạt được mức 15%. Bởi đến thời điểm này, tín dụng mới tăng hơn 6%, nên để đạt được mục tiêu thì trong nửa cuối năm còn lại, dư nợ tín dụng phải tăng hơn 8% là điều không dễ.
Để kích cầu tăng trưởng tín dụng trong thời gian còn lại của năm, theo ông cần thêm giải pháp gì?
Từ thực tế thị trường cho thấy, hiện đơn hàng của các doanh nghiệp không nhiều. Vì thế, dù mặt bằng lãi suất ngành ngân hàng đã giảm trong thời gian qua, cho vay đối với doanh nghiệp còn 5-6%/năm; lãi vay cá nhân kéo xuống 6-8%/năm, nhưng không dễ kích cầu tăng trưởng tín dụng, bởi doanh nghiệp cũng phải tính toán kỹ khi sử dụng vốn vay để tiết giảm tối đa chi phí.
Do đó, để có thể kích cầu được tín dụng, theo tôi, trước hết phải kích cầu sức mua thị trường, không chỉ với thị trường xuất khẩu, mà kích cầu cả sức mua ở thị trường nội địa.
Thưa ông, trước bối cảnh tín dụng khó tăng mạnh hiện nay, khả năng mặt bằng lãi suất cho vay trong thời gian từ nay đến cuối năm có ổn định, dù lãi tiết kiệm tăng?
Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ khó sớm tăng trở lại trong thời gian từ nay đến cuối năm, nhất là đối với lãi suất cho vay doanh nghiệp. Theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 6/2024, lãi suất cho vay bình quân ở mức 8,3%/năm, giảm 0,96% so cuối năm 2023. Còn lãi suất tiền gửi bình quân ở mức 3,59%/năm, giảm 1,08%/năm so cuối năm 2023.
Hiện lãi suất tiết kiệm vẫn trong xu hướng tăng, do mặt bằng lãi suất huy động vốn đã giảm mạnh trong các năm trước, nên các ngân hàng phải tăng để giữ nguồn tiền nhàn rỗi, cân đối khi các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán và bất động sản có dấu hiệu hồi phục trở lại sẽ hút tiền tiết kiệm.
Nhiều dự báo cho rằng, lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ tăng khoảng 1% trong thời gian từ nay đến cuối năm vì khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có hành động cắt giảm lãi suất trong các tháng cuối năm nay, thì dư địa cho chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng như giữ lãi suất thấp vẫn còn. Tuy nhiên, với lãi suất cho vay sẽ còn độ trễ và ngân hàng chưa thể tăng. Thực tế, lãi vay thấp vẫn khó kích được cầu tín dụng, nếu tăng sẽ càng khó hơn.
Lãi suất thấp vẫn khó kích được cầu tín dụng, kể cả với tín dụng mua nhà. Điều này có nghĩa, thị trường bất động sản khó tác động bởi lãi suất thấp, thưa ông?
Theo số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay bất động sản tính đến cuối quý II/2024 đạt 3,083 triệu tỷ đồng, tăng 6,8% so với đầu năm, chiếm tỷ lệ 21,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Nhưng với tín dụng bất động sản tiêu dùng (vay mua nhà) vẫn chậm.
Nhiều ngân hàng cho biết, khó khăn trong việc đẩy mạnh cho vay mua nhà, dù lãi suất cho vay đã giảm xuống 5-6%/năm. Điều này cũng dễ hiểu, bởi trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn hiện nay, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng nên họ cũng phải tính toán kỹ khi vay vốn mua nhà. Mặc dù nhu cầu về nhà ở của người dân luôn có và tăng cao, nhưng với tình hình hiện nay thì chưa mạnh dạn để vay mua nhà. Vả lại, giá nhà vẫn còn cao.
Thị trường bất động sản được kỳ vọng ấm dần trở lại trong những tháng cuối năm 2024, nhưng hiện chỉ ở khu vực phía Bắc, còn thị trường phía Nam vẫn trầm lắng. Theo tôi, trước mắt, thị trường chỉ hồi phục ở các phân khúc nhà ở vừa túi tiền, khó khởi sắc đối với phân khúc căn hộ cấp cao, đất nền và bất động sản nghỉ dưỡng…