Từ “cơn sốt” Vinhomes Gardenia…
Tháng 8/2014, thông qua công ty con là CTCP Đầu tư và phát triển Đô thị Sài Đồng, Tập đoàn Vingroup đã mua lại 99% cổ phần của Công ty cổ phần Bất động sản Hồng Ngân và trở thành chủ sở hữu khu đất có chức năng đô thị rộng 17,6 ha tại phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đây cũng là một trong những thương vụ nổi bật trong giai đoạn phát triển hàng loạt dự án mới theo hình thức M&A của Tập đoàn Vingroup được thị trường biết đến với cái tên thương mại Vinhomes Gardenia. Vinhomes Gardenia gồm Khu căn hộ The Arcadia và nhà thấp tầng The Botanica đã nhanh chóng tạo nên “cơn sốt” bất động sản tại khu vực phía Tây Hà Nội dù trước đó, khu vực này đã có sự hiện diện của nhiều dự án lớn nhỏ khác.
Sức hấp dẫn của Vinhomes Gardenia với thị trường không chỉ bởi nó được phát triển bởi Vingroup - cái tên đảm bảo cho sự thành công của những dự án mà tập đoàn này sở hữu, mà phần lớn đến từ những yếu tố nội tại của dự án này. Từ vị trí, thiết kế, những tiện ích nội khu lẫn mạng lưới kết nối giữa dự án và hạ tầng giao thông xung quanh.
Vinhomes Gardenia được quy hoạch đối xứng qua trục đường Hàm Nghi, hướng ra sông Nhuệ và Đại lộ Thăng Long, một trong những vị trí vàng cuối cùng của Mỹ Đình, kết nối đồng bộ với hạ tầng giao thông và trung tâm hành chính - thương mại hiện đại trong tương lai.
Lấy cảm hứng từ đóa nhài tây thanh khiết, Vinhomes Gardenia được thiết kế dựa trên nguyên tắc xanh – trong lành và cân bằng với “concept vườn” độc đáo do hai thương hiệu thiết kế nổi tiếng thế giới CPG (Singapore) và West Green Design (Canada) tư vấn.
Đây cũng là dự án đầu tiên của Tập đoàn Vingroup sở hữu đa dạng các loại hình bất động sản, từ căn hộ đẳng cấp, căn hộ duplex, biệt thự liền kề, nhà phố thương mại (shophouse) đến biệt thự song lập.
Với việc chỉ có 3 tòa căn hộ, 38 biệt thự song lập còn lại là biệt thự liền kề và nhà phố thương mại, Vinhomes Gardenia cũng là khu đô thị có mật độ dân cư rất thấp, phù hợp với những người yêu thích cuộc sống an nhiên, tĩnh tại.
Bên cạnh hai phân khu nhà ở, cũng như các khu đô thị phức hợp đồng bộ Vinhomes, dự án Vinhomes Gardenia sở hữu một “hệ sinh thái” các thương hiệu của Vingroup như phòng khám Vinmec, trường mầm non và tiểu học Vinschool, siêu thị VinMart… đáp ứng tốt nhất tiện ích sống cho cư dân.
Đặc biệt, lần đầu tiên ở Vinhomes Gardenia, chủ đầu tư chọn phong cách sống xanh đi cùng với sự cân bằng. Hệ thống 66 tiện ích và dịch vụ tiêu chuẩn Vinhomes như bể bơi trong nhà và ngoài trời, vườn cảnh, quảng trường, vườn hoa, vườn thú cưng… cùng không gian trong lành tinh khiết nơi đây là sự hòa quyện của “mộc, thủy, thổ, khí” - những nguyên tố cơ bản của sự sống, thể hiện sự cân bằng, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên nhằm tái tạo năng lượng sống…
Đó là lý do khiến ngay từ những đợt ra mắt đầu tiên, Vinhomes Gardenia đã tạo ra những hấp lực khó cưỡng với các khách hàng thông minh và kỹ tính.
Sáng 10/1/2016, sự kiện ra mắt dự án Vinhomes Gardenia và Khu căn hộ The Arcadia tại Khách sạn Daewoo, Hà Nội đã thu hút gần 1.500 lượt khách hàng tham dự với hơn 500 giao dịch đặt chỗ thành công ngay khi vừa ra mắt.
Một tuần sau, lễ giới thiệu khu biệt thự, biệt thự liền kề, liền kề thương mại và shophouse The Botanica thuộc dự án Vinhomes Gardenia ngày 16/1 còn khiến người tham dự “sốc” hơn khi hơn 200 căn, trong đó 100% nhà phố thương mại shophouse đã được “đặt chỗ” chỉ sau 120 phút ra mắt…
Trong các đợt ra mắt dự án tiếp theo gần đây, Vinhomes Gardenia tiếp tục là thỏi nam châm thu hút cả giới đầu tư lẫn những người có nhu cầu sở hữu một sản phẩm bất động sản đẳng cấp, tinh tế và hứa hẹn gia tăng giá trị theo thời gian.
… đến sự sôi động thị trường M&A
Sự thành công của những dự án như Vinhomes Gardenia cộng với các chính sách mới khiến thị trường M&A bất động sản trở nên minh bạch hơn chính là những nhân tố kích thích hoạt động M&A nở rộ.
Quý I/2016, hàng loạt thương vụ M&A bất động sản đã được công bố, khiến thị trường mua bán, chuyển nhượng trở nên rất sôi động. Hàng loạt những cái tên như Đất Xanh, Căn nhà Mơ ước, Nhà Thủ Đức, Hưng Thịnh… đã trở thành những tay chơi tích cực trên thị trường M&A.
Đó là chưa kể đến dòng vốn ngoại với nhiều quỹ đầu tư quốc tế uy tín đang có ý định đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam như TPG Capital, Shenning Investments, Asia Capital Reinsurance, Standard Chartered Private Equity, Partners... Tiêu biểu là thương vụ hợp tác ba bên giữa Công ty An Gia Investment và Quỹ đầu tư Creed Group (Nhật Bản) với Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) để triển khai dự án River City với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD vừa được ký kết vào ngày 6/3 vừa qua.
Nhìn lại thị trường M&A gần đây, những cái tên như Novaland, TNR Holdings, BRG Group, Gamuda Land, Keppel Land, Hưng Thịnh Corp… đang là những chủ đầu tư chi tiêu nhiều nhất cho các chiến dịch M&A bất động sản. Tuy số tiền chính thức của các thương vụ không được tiết lộ, nhưng với giá trị bất động sản ngày một tăng cao, số tiền trên dưới 1.000 tỷ đồng để thực hiện các thương vụ đã trở nên phổ biến.
Cũng nhờ hoạt động M&A phát triển mạnh mẽ, nhiều chủ đầu tư quy mô vừa và nhỏ trước đây nay nhanh chóng trở thành những “đại gia” bất động sản thực sự. Trong đó có thể kể đến trường hợp của FLC Group là một ví dụ điển hình. Từ cuối 2013, khi thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, Tập đoàn FLC đã mạnh dạnh mua lại dự án Alaska Garden City tại Đại Mỗ (Nam Từ Liêm) của Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Alaska (Alaska Land) với giá khoảng 300 tỷ đồng. Dự án ngay sau đó được đổi tên thành FLC Garden City với quy mô đầu tư lên tới 3.500 tỷ đồng.
Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bất động sản Sohovietnam, người đã đứng ra môi giới nhiều thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản cho biết, thời gian vừa qua, khi thị trường khó khăn, những chủ đầu tư thu xếp được tài chính để mua dự án sớm từ những năm 2012 chẳng hạn thì đến nay, chưa cần làm gì, lợi nhuận của cũng đạt 25 - 30%. Để có tiền mua dự án, có doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, có người thu xếp được các khoản vay, có chủ đầu tư thì bán bớt tài sản, tạo dòng tiền... Đặc điểm chung của những người mua dự án thời điểm này là có uy tín lớn, tư duy phát triển dự án chuyên nghiệp, đã được khẳng định qua các dự án trước đó.
Cũng theo ông Cần, với việc Nghị định 76/2015/NĐ - CP có hiệu lực từ ngày 1/11/2015, cho phép các chủ đầu tư, doanh nghiệp được phép chuyển nhượng dự án hoặc cho phép chuyển nhượng 1 phần dự án, chắc chắn sẽ tác động tốt đến thị trường bất động sản, vì nó làm cho thị trường mua bán, chuyển nhượng dự án trở nên minh bạch hơn. Việc mua bán giữa 2 bên sẽ không còn phải “lách” bằng cách mua cổ phần doanh nghiệp như trước đây, bất động sản với tư cách là đối tượng giao dịch được giao dịch được cơ quan nhà nước công nhận, bảo hộ. Từ đó, thị trường sẽ minh bạch hơn, thanh khoản hơn, dần dần sẽ rõ ràng hơn.
“Cùng với sự thành công của những dự án sau khi được chuyển nhượng vể tay chủ mới, bệ đỡ chính sách sẽ là cú hích lớn cho thị trường mua bán, chuyển nhượng dự án trong năm 2016 và các năm tiếp theo”, ông Cần nói!
Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com