Sống ở những hòn đảo giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở đó tồn tại một loài động vật chân đốt sống, cùng họ với cua, nhện, bọ cap... nhưng hình dáng kỳ dị hơn rất nhiều.
Những con trưởng thành trưởng thành có nhiều màu từ tím nhạt đến nâu và tím đậm. Khi nhỏ có màu nâu, sọc đen trên chân.
Ngay cả nhà nghiên cứu tự nhiên học Charles Darwin cũng dùng từ "quái vật" để mô tả về loài động vật này. Đặc điểm nổi bật nhất của con vật này nằm ở đôi càng cực kỳ khỏe, có thể nâng vật thể nặng đến 27 kg.
Rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học tò mò về loài động vật kỳ bí này. Trong đó có Mark Laidre, người của Đại học Dartmouth, nhân chuyến đi công tác tại quần đảo Chagos Archipelago thuộc Ấn Độ Dương đã quay lại thước phim quý giá về loài động vật này.
Nguồn clip: Coconut Crab Conservation.
Loài vật chúng ta đang nhắc đến có tên là Cua dừa (tên khoa học Birgus latro), một dạng ốc mượn hồn sống trên cạn. Cua dừa có 2 cái nhất được các nhà khoa học công nhận, là loài ốc mượn hồn lớn nhất thế giới và là động vật chân đốt sinh sống trên cạn lớn nhất thế giới với trọng lượng có thể lên tới 5 kg và chiều dài lên đến 1 m.
Mang tiếng có tên gọi là "cua" tuy nhiên loài cua dừa không hề biết bơi dó đó không thể sống dưới nước.
Loài vật này cư ngụ trong hang hốc, lấy xơ lừa lót ổ và chỉ quay lại biển đến kỳ đẻ trứng.
Để tránh cua dừa, nhiều loài chim đã không còn dám sống ở trên đảo nữa.
Loài cua này nổi tiếng giỏi leo cây, dùng đôi càng khỏe bóp vỡ quả dừa để ăn. Thế nên chúng được gọi là cua dừa. Từ trước tới nay, loài cua này được cho là chỉ ăn xác thối nhưng nhà nghiên cứu Mark Laidre đã phát hiện ra sự thật kinh hoàng, cua dừa còn biết mò tận tổ chim để săn mồi và xơi tái chúng.
Như trong đoạn clip, mặc cho con chim tội nghiệp vùng vẫy, con cua dừa vẫn lạnh lùng bằng sức mạnh vốn có của nó bẻ gãy cánh con mồi.
Con chim bị bẻ gãy cánh dần lả đi rồi chết trước khi trở thành món ăn ngon của kẻ đi săn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một cú kẹp như thế có thể tạo ra sức mạnh 3.300 Newton, tương đương với một cú cắn mạnh của một con sư tử hoặc con hổ.
Cua dừa khi trưởng thành không có động vật săn mồi tự nhiên và chỉ bị con người ăn.