Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 CTCP Thực phẩm Đông Lạnh KIDO - Kido Foods (mã chứng khoán KDF), lãnh đạo KIDO (KDC) chia sẻ, Vinamilk (VNM) là công ty dẫn đầu thị trường sữa, KIDO dẫn đầu thị trường kem, vị trí thứ 2 trong ngành dầu. Có tương đồng về sản xuất kinh danh, hướng đến cộng đồng. Có hệ thống quản trị chuyên nghiệp, tầm nhìn…., qua đó làm cho việc kết hợp càng thuận lợi. Đặc biệt, có cùng mục tiêu phục vụ những sản phẩm chất lượng tới người tiêu dùng Việt Nam.
Theo định hướng chiến lược, KDC càng ngày càng đi vào mặt hàng thiết yếu hơn, quy mô lớn hơn để tạo ra giá trị lớn hơn.
Ngành nước giải khát là ngành có quy mô lớn, lớn hơn cả ngành sữa. Tổng quy mô năm 2014 là 80.320 tỷ đồng, giai đoạn 2011 - 2014 tăng trưởng 13,5%/năm, từ 2015 - 2019, tổng quy mô là 123.558 tỷ đồng (năm 2019), tăng 8,4%/năm. Giai đoạn 2020, dự kiến đạt quy mô 134.302 tỷ đồng, tới năm 2023 dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân 6,3%/năm.
Ngành nước chia thành 6 nhóm: Nước giải khát không ga, nước ngọt có có ga, nước tăng lực, nước dinh dưỡng, nước thưởng thức và chức năng.
Với nước ngọt có ga, chiếm khoảng 22% thị trường, quy mô 27.800 tỷ đồng/năm, thị trường nước ngọt không ga 41%, doanh thu 50.782 tỷ đồng/năm, tăng lực 17%, quy mô 20.881 tỷ đồng, dinh dưỡng 9%, quy mô 11.244 tỷ đồng, thưởng thức 6%, quy mô 7.290 tỷ đồng, chức năng 5%, 5.560 tỷ đồng…Cho thấy thị trường nước có quy mô lớn và tính đa dạng cao.
Hàng năm, tốc độ tăng trưởng từng phân khúc, tỷ trọng có sự thay đổi đáng kể, trong giai đoạn 2014 - 2019, nước ngọt có ga có xu hướng giảm 24% về 22% tổng thị trường - là xu hướng tất yếu và phù hợp với xu hướng của thế giới.
Nước không ga, tăng 37% lên 41%, nước tăng lực giảm nhẹ từ 18% (năm 2014) còn 17% (năm 2019), nhóm dinh dưỡng 11% về 9%; nước thưởng thức 5% lên 6% và nhóm chức năng giữ nguyên 5%.
Về các điều kiện để liên doanh tham gia thị trường tiềm năng này, KDC cho biết, liên doanh sẽ tích hợp được thế mạnh về hệ thống kênh phân phối của cả KDC và VNM, có thể khai thác đến 1 triệu điểm bán, chỉ cần cứ 1 điểm bán tiêu thụ 1 chai nước giải khát mỗi ngày đã có thể tiêu thụ 1 triệu chai/ngày.
Cả 2 đơn vị đều có năng lực về nhà máy sản xuất, đặc biệt là VNM có năng lực sản xuất rất lớn. Cộng thêm đó là năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm – đều là yếu tố được xem là tảng của 2 đơn vị. Dĩ nhiên, còn có sự cộng hưởng về năng lực tài chính, quản trị, và lợi thế về mặt quy mô khi có sự hợp tác 2 bên sẽ giúp Liên doanh hưởng lợi về giá nguyên vật liệu.
Mục tiêu của Liên doanh cũng là đẩy mạnh xuất khẩu, bước đầu sẽ có sự hỗ trợ từ mạng lưới xuất khẩu 30 thị trường của Vinamilk.
Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc KDC cho biết, ở Thái Lan có Thaibev rất mạnh, họ xâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam, thậm chí đã chi phối Sabeco. Từ ý nghĩa đó, tại sao KDC và VNM không thành lập một công ty "Vietbev" trong lĩnh vực nước giải khát để tăng sức mạnh, chống thâu tóm từ các đối thủ ngoại.
Theo ông Nguyên, quan trọng, kết hợp với VNM vốn có lợi thế thương hiệu, uy tín, quy mô thị trường lớn sẽ hỗ trợ cho liên doanh về mảng nước, kem, đặc biệt ở khâu logistic và giá thành nguyên liệu.
Hiện VNM đang có chi phí nguyên vật liệu rẻ hơn của KDC từ 10 - 20%. Sau khi sáp nhập và liên doanh, KDC được hưởng lợi từ quy mô của cả 2 tậ đoàn và thị trường xuất khẩu.