Lào Cai sau bão lũ: Nhìn lại và hướng tới

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Cơn bão số 3 vừa qua đã gây hậu quả rất nặng nề đối với các tỉnh phía Bắc, trong đó Lào Cai là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất về con người và tài sản. Cùng nhau, đau thương, thiệt hại để lại và nhìn về phía trước.
Nhà máy thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc trước cơn bão số 3. (Ảnh do cán bộ Nhà máy cung cấp) Nhà máy thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc trước cơn bão số 3. (Ảnh do cán bộ Nhà máy cung cấp)

Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Lào Cai tính đến 10 h ngày 23/09/2024 cho thấy, huyện Bắc Hà gần như luôn ở vị trí thứ 2 trong tỉnh (sau huyện Bảo Yên) trong thiệt hại về người và của.

Đáng chú ý, 16 dự án thủy điện (Bắc Nà 1, Bắc Nà, Bảo Nhai bậc 2, Cốc Đàm, Nậm Lúc, Nậm Pung, Nậm Tha 6, Ngòi Đường 1, Ngòi Đường 2, Phố Cũ, Phú Mậu 1-2-3, Suối Chăn 2, Tà Lơi 3, Tà Lơi 2, Pờ Hồ, Bản Xèo) bị hư hỏng các hạng mục công trình phải dừng phát điện với tổng công suất 159,15MW.

Một phần quang cảnh Thuỷ điện Nậm Lúc ngay khi các lưc lượng cứu trợ tiếp cận được sau lũ lụt (Ảnh do cán bộ Nhà máy cung cấp)

Một phần quang cảnh Thuỷ điện Nậm Lúc ngay khi các lưc lượng cứu trợ tiếp cận được sau lũ lụt (Ảnh do cán bộ Nhà máy cung cấp)

Trong đó có 05 dự án, gồm Bắc Nà 1, Bắc Nà, Bảo Nhai bậc 2, Cốc Đàm, Nậm Lúc nước tràn vào nhà máy, bị hư hỏng thiết bị và phải dừng phát điện từ 3 tháng đến 6 tháng để khắc phục sửa chữa.

Ông Nguyễn Tất Anh, Giám đốc vừa được cấp tốc bổ nhiệm sau khi sạt lở đất dẫn đến lấp nhà điều hành của Thuỷ điện Nậm Lúc khiến 5 nhân sự của Công ty thiệt mạng trong đó có Giám đốc Cao Văn Tuấn

Ông Nguyễn Tất Anh, Giám đốc vừa được cấp tốc bổ nhiệm sau khi sạt lở đất dẫn đến lấp nhà điều hành của Thuỷ điện Nậm Lúc khiến 5 nhân sự của Công ty thiệt mạng trong đó có Giám đốc Cao Văn Tuấn

“Đặc biệt, Nhà máy thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc nằm trên sông Chảy, thuộc địa bàn xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà không những chịu thiệt hại về vật chất ước tính ban đầu khoảng 100 tỷ đồng, mà còn chịu mất mát lớn về con người khi 5 nhân sự của Công ty trong đó có Giám đốc đã mất do sạt lở đất dẫn đến sập nhà điều hành”, theo ông Nguyễn Tất Anh, Giám đốc vừa được cấp tốc bổ nhiệm sau khi sạt lở đất dẫn đến lấp nhà điều hành.

Bên trong Nhà máy Thuỷ điện Nậm Lúc nhìn từ trên cao (ảnh chụp sáng ngày 27/9/2024)

Bên trong Nhà máy Thuỷ điện Nậm Lúc nhìn từ trên cao (ảnh chụp sáng ngày 27/9/2024)

Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng tổng hợp Thuỷ điện Nậm Lúc cho biết, trước cơn bão số 3, đơn vị có tổng số 29 người. Vào thời điểm ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 có 2 người vào Nhà máy nhưng do đường sạt lở nên phải quay ra, còn lại 27 người.

Sau những nỗ lực đưa máy móc, thiết bị vào tìm kiếm, ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng tổng hợp Thuỷ điện Nậm Lúc cho biết, đến sáng ngày 15/9 lực lượng tìm kiếm đã tìm được thi thể 5 nạn nhân mất tích tại khu nhà điều hành.

Sau những nỗ lực đưa máy móc, thiết bị vào tìm kiếm, ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng tổng hợp Thuỷ điện Nậm Lúc cho biết, đến sáng ngày 15/9 lực lượng tìm kiếm đã tìm được thi thể 5 nạn nhân mất tích tại khu nhà điều hành.

Nhớ lại sự kiện đã qua, ông Nguyễn Quang Vinh cho biết, khoảng 11h30 đêm ngày 9/9, đợt sạt lở đầu tiên phá huỷ dãy nhà ở phía sau nhưng mọi người may mắn thoát được và nỗ lực cứu được 3 người. Khi cứu đến người thứ 4 thì nghe thấy tiếng sạt lở đất nên không cứu kịp đành phải thoát ra và dẫn nhau đến một khoảng đất trống với nhận định có khả năng an toàn.

Tính đến ngày 27/9 tức là 17 ngày đã qua, nhưng Thuỷ điện Nậm Lúc vẫn ngổn ngang sau cơn bão lũ. Địa điểm nhà điều hành giờ chỉ còn lại vũng nước khá sâu khoảng 4m.
Tính đến ngày 27/9 tức là 17 ngày đã qua, nhưng Thuỷ điện Nậm Lúc vẫn ngổn ngang sau cơn bão lũ. Địa điểm nhà điều hành giờ chỉ còn lại vũng nước khá sâu khoảng 4m.

“Chia nhau ngồi thành từng nhóm 3 người dưới trời mưa. Nhiều người không mang kịp điện thoại, nhưng thời điểm đó khu vực này mất điện và mất cả sóng điện thoại nên không liên lạc được với ai và đến rạng sáng ngày 10/9 mới phát hiện sạt lở đất đã san bằng nhà điều hành. Trong 5 người mất tích được ghi nhận tại thời điểm đó có Giám đốc và một cặp vợ chồng”, ông Nguyễn Quang Vinh nói.

Các tài liệu của nhà điều hành còn sót lại vương trên bùn đất sau cơn lũ lụt

Các tài liệu của nhà điều hành còn sót lại vương trên bùn đất sau cơn lũ lụt

Cũng theo ông Nguyễn Quang Vinh, sau khi 22 người bao gồm cả người bị thương, đi bộ di chuyển sang xã Bản Cái, báo cáo với chính quyền thì các lực lượng vũ trang và chính quyền tìm cách mở đường và tiếp cận với Thuỷ điện Nậm Lúc.

Ông Nguyễn Tất Anh chia sẻ, nhà điều hành của Thuỷ điện Nậm Lúc được xây dựng kiên cố với phía sau có 1 dãy nhà ở và 1 dãy nhà bếp và ăn tạo thành hình chữ U. (Hình ảnh nhà điều hành khi chưa bị san bằng được cán bộ Thuỷ điện Nậm Lúc cung cấp).

Ông Nguyễn Tất Anh chia sẻ, nhà điều hành của Thuỷ điện Nậm Lúc được xây dựng kiên cố với phía sau có 1 dãy nhà ở và 1 dãy nhà bếp và ăn tạo thành hình chữ U. (Hình ảnh nhà điều hành khi chưa bị san bằng được cán bộ Thuỷ điện Nậm Lúc cung cấp).

Cũng theo ông Nguyễn Tất Anh, thiệt hại ước tính 100 tỷ đồng mới chỉ là ban đầu do chưa đánh giá được chính xác mức độ các thiết bị điện vẫn bị ngập trong nước và bùn. Đó còn là chưa kể mặc dù công ty bảo hiểm đã tiếp cận để đánh giá thiệt hại nhưng cũng chỉ ở bước ban đầu là khảo sát, ghi nhận do thiết bị điện liên quan đến an toàn Nhà máy rất lớn nên nhiều khả năng không thể sửa chữa để sử dụng lại.

3 chiếc ô tô của Nhà máy sau lũ lụt bị hỏng. 2 chiếc mang đi sửa chữa để sử dụng tiếp còn chiếc còn lại dự kiến “bán đồng nát”

3 chiếc ô tô của Nhà máy sau lũ lụt bị hỏng. 2 chiếc mang đi sửa chữa để sử dụng tiếp còn chiếc còn lại dự kiến “bán đồng nát”

Phó Phòng Khách hàng Doanh nghiệp của SHB Lào Cai Lường Văn Vũ - cán bộ phụ trách các khoản vay liên quan đến thuỷ điện cho biết, thời điểm mưa to đã cố gắng liên lạc với Giám đốc Nhà máy thuỷ điện Nậm Lúc Cao Văn Tuấn nhưng không liên lạc được. Sau đó, nhận được tin vị Giám đốc sinh năm 1986 đã thiệt mạng khi nhà điều hành bị sạt lở cùng với 4 cán bộ, nhân viên của Nhà máy.

Ông Lường Văn Vũ, Phó Phòng Khách hàng Doanh nghiệp của SHB Lào Cai tại Thuỷ điện Nậm Lúc, khoảng đất phía sau trước đây vốn là nhà điều hành, nơi ở, cùng bếp ăn.

Ông Lường Văn Vũ, Phó Phòng Khách hàng Doanh nghiệp của SHB Lào Cai tại Thuỷ điện Nậm Lúc, khoảng đất phía sau trước đây vốn là nhà điều hành, nơi ở, cùng bếp ăn.

“Tôi sững người khi nhận được tin bởi quan hệ không chỉ là khách hàng với ngân hàng mà còn là anh em bên ngoài xã hội. Anh Cao Văn Tuấn còn 3 người con, một cháu học lớp 6, một cháu học lớp 2 và một cháu nhỏ khoảng 3 tuổi”, anh Lường Văn Vũ xót xa.

Những xe máy vẫn nằm ngổn ngang chưa thể thu dọn tại khu vực bên ngoài Nhà máy

Những xe máy vẫn nằm ngổn ngang chưa thể thu dọn tại khu vực bên ngoài Nhà máy

Ông Nguyễn Tất Anh cho biết, trong lúc cán bộ, nhân viên Nhà máy khá bối rối, chịu những tâm lý, tư tưởng mất mát của đồng nghiệp thì cán bộ, nhân viên của SHB đã nhanh chóng chủ động gặp gỡ, chia sẻ những đau thương bằng cả tinh thần và vật chất.

"Đây là hỗ trợ đặc biệt có ý nghĩa với cán bộ, nhân viên Nhà máy trong lúc khó khăn, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái. Tình người này là điểm tựa vững chắc để chúng tôi "gượng dậy" và mạnh mẽ hơn sau những mất mát", ông Nguyễn Tất Anh nói.

Ông Nguyễn Tất Anh cho biết: "Nước ngập trong nhà máy là nước từ hạ lưu đổ về. Cán bộ, nhân viên đã đắp đập ngăn nước nhưng nước lên cao vượt qua đập ngăn tràn vào nhà máy. Mảng tường màu vàng sẫm đánh dấu mức nước ngập".

Ông Nguyễn Tất Anh cho biết: "Nước ngập trong nhà máy là nước từ hạ lưu đổ về. Cán bộ, nhân viên đã đắp đập ngăn nước nhưng nước lên cao vượt qua đập ngăn tràn vào nhà máy. Mảng tường màu vàng sẫm đánh dấu mức nước ngập".

Ông Phạm Quang Huy, Phó Giám đốc SHB Lào Cai chia sẻ, cơn bão số 3 vừa qua đã gây hậu quả rất nặng nề đối với các tỉnh phía Bắc, trong đó Lào Cai là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất về con người và tài sản.

Ngay tối 8/9 khi mưa to ở tỉnh Lào Cai, Ban lãnh đạo SHB Lào Cai đã nhận định sẽ có những doanh nghiệp, người dân, ngành nghề chịu ảnh hưởng lớn. Cụ thể, là những doanh nghiệp trong lĩnh vực khai khoáng, thuỷ điện, du lịch sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp nên đã chỉ đạo cán bộ nhân viên liên lạc đến tất cả khách hàng đang vay vốn tại SHB để nắm bắt thông tin và nhận định bước đầu về thiệt hại để sẵn sàng phương án hỗ trợ khách hàng.

Ông Phạm Quang Huy, Phó Giám đốc SHB Lào Cai trao đổi với phóng viên tại Nhà máy Thuỷ điện Nậm lúc.

Ông Phạm Quang Huy, Phó Giám đốc SHB Lào Cai trao đổi với phóng viên tại Nhà máy Thuỷ điện Nậm lúc.

Theo ông Phạm Quang Huy: "Nhà máy thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc là doanh nghiệp có dư nợ gần 700 tỷ đồng tại SHB. Thời điểm chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, đường vào Nhà máy bị sạt lở, điện, nước, viễn thông bị cắt, chỉ có chính quyền và các lực lượng cứu hộ được tiếp cận nhưng bằng nhiều hình thức, chúng tôi nhận được thông tin đau lòng nhất về con người bên cạnh nhà máy bị ngập nước hoàn toàn. Chúng tôi đã tìm cách liên lạc với cán bộ, nhân viên Nhà máy, trước tiên để chia sẻ những đau thương, mất mát, phúng viếng gia đình có người thân mất, động viên những người bị thương. Tiếp theo là triển khai ngay và luôn 3 chương trình cho khách hàng".

Bề mặt xung quanh nhà điều hành sau 17 ngày nhìn tưởng khô nhưng vẫn chưa khô bởi nhân viên SHB mới đi 2 bước chân đã lún sâu trong bùn. Tương tự, một phóng viên của Đài truyền hình Quốc hội dù đã được cảnh báo nhưng cũng lún trong bùn khi bước lên tác nghiệp.

Bề mặt xung quanh nhà điều hành sau 17 ngày nhìn tưởng khô nhưng vẫn chưa khô bởi nhân viên SHB mới đi 2 bước chân đã lún sâu trong bùn. Tương tự, một phóng viên của Đài truyền hình Quốc hội dù đã được cảnh báo nhưng cũng lún trong bùn khi bước lên tác nghiệp.

cụ thể các chương trình của SHB hỗ trợ Nhà máy thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc như sau:

Thứ nhất, giảm 50% lãi cho khách hàng từ nay đến cuối năm với ước tính trên 10 tỷ đồng và ngay trong tháng 9 này đã giảm 5 tỷ đồng.

Thứ hai, cấp hạn mức 50 tỷ đồng với lãi suất 4,5%/năm để khách hàng có nguồn vốn khắc phục, tái thiết hoạt động sản suất.

Thứ ba, cơ cấu lại khoản vay cho khách hàng trên cơ sở đáp ứng các điều kiện của NHNN và đảm bảo những yêu cầu của SHB.

Công nhân đang tập trung dọn dẹp bùn đất trong Nhà máy

Công nhân đang tập trung dọn dẹp bùn đất trong Nhà máy

Trên con đường từ Nhà máy Thuỷ điện Nậm Lúc quay về thành phố Lào Cai, bác lái xe Lê Đức Long, người Bắc Hà cho biết: “Mặc dù xe ô tô đã vào được nhưng cảnh báo nguy cơ sạt lở vẫn còn; con đường nhựa trước đây đã hỏng phần lớn, đường đi trúc trắc, ta luy dương và ta luy âm hư hỏng nhiều. Nguyên tắc trong công việc lái xe của chúng tôi đặc biệt là đi đường rừng, núi là luôn nhìn về phía trước và điều này cũng được áp dụng trong cuộc sống”.

Cái bắt tay chia sẻ rủi ro và cũng đồng thời là cam kết đồng hành của Cán bộ Nhà máy Thuỷ điện Nậm Lúc Nguyễn Quang Vinh và Cán bộ SHB Lào Cai Lường Văn Vũ

Cái bắt tay chia sẻ rủi ro và cũng đồng thời là cam kết đồng hành của Cán bộ Nhà máy Thuỷ điện Nậm Lúc Nguyễn Quang Vinh và Cán bộ SHB Lào Cai Lường Văn Vũ

Nhuệ Mẫn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục