Lãnh đạo Gia Lai đề xuất đầu tư đường cao tốc Pleiku - Quy Nhơn

0:00 / 0:00
0:00
Trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Gia Lai đề xuất đầu tư đường cao tốc Pleiku - Quy Nhơn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc lãnh đạo với tỉnh Gia Lai trong sáng ngày 22/5. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc lãnh đạo với tỉnh Gia Lai trong sáng ngày 22/5.

Sáng 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia Lai về tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, ông Hồ Văn Niên, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai cho biết, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng tốc độ tăng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP), GRDP bình quân đầu người, giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thu ngân sách, kim ngạch nhập khẩu... đạt và vượt kế hoạch

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2021 tăng 9,71% so với năm 2020; trong đó: Nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 4,88%, công nghiệp - xây dựng tăng 21,97%, dịch vụ tăng 1,52%, thuế sản phẩm tăng 64,33%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2021 theo giá hiện hành đạt 49.602 tỷ đồng, tăng 13,99% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 24.801 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 7.881 tỷ đồng, đạt 173,1% dự toán Trung ương giao, đạt 156,2% Nghị quyết đề ra.

Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2021 của tỉnh Gia Lai đứng thứ 26 toàn quốc, đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên, tăng 12 bậc so với năm 2020. Toàn tỉnh có 7.982 doanh nghiệp, 358 hợp tác xã và 02 Liên hiệp Hợp tác xã. Trong năm 2021, đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 54 dự án, tổng vốn đăng ký là 21.645 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong quý I/2022, tốc độ tăng tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước đạt 7,08%. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đến ngày 12 tháng 5 năm 2022, đạt 2.362,3 tỷ đồng, bằng 43,6% so với dự toán Trung ương giao, tăng 4,5% so với cùng kỳ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã thành lập mới 315 doanh nghiệp, tăng 13,6% so với cùng kỳ; toàn tỉnh hiện có 8.060 doanh nghiệp …

Theo ông Hồ Văn Niên, dù gặt hái được nhiều kết quả, tuy nhiên Gia Lai vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Dù hạ tầng giao thông được cải tạo, nâng cấp song vẫn hạn chế, do đó chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư đến tỉnh.

Vì vậy, Bí thư Tỉnh uỷ Gia Lai đề xuất với Trung ương, Chính phủ bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2026 - 2030 để đầu tư đường cao tốc Pleiku - Quy Nhơn; hoặc giao các ban, bộ, ngành Trung ương giúp tỉnh Gia Lai tìm đối tác để sớm triển khai tuyến cao tốc này trước năm 2030.

“Rất mong Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có chủ trương và cơ chế để sớm triển khai thực hiện đường cao tốc này, việc đầu tư tuyến cao tốc này sẽ tạo động lực lớn cho phát triển cho cả vùng Bắc Tây Nguyên”, ông Hồ Văn Niên đề xuất.

Gia Lai đề xuất đầu tư đường cao tốc Pleiku - Quy Nhơn.
Gia Lai đề xuất đầu tư đường cao tốc Pleiku - Quy Nhơn.

Tỉnh Gia Lai cũng cho biết, hiện nay cả tỉnh chỉ có 4 dự án ODA chuyển tiếp đến hết năm 2022 là kết thúc và 1 dự án mới được phê duyệt chủ trương đầu tư là dự án Hiện đại hóa thủy lợi vốn ADB. Đề nghị các ban, bộ, ngành Trung ương có liên quan giúp tỉnh Gia Lai thu hút vốn ODA, như: Dự án Phát triển hạ tầng giao thông thành phố Pleiku và các vùng động lực tỉnh Gia Lai sử dụng vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Dự án Đầu tư các công trình thủy lợi, giao thông sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB)…

Ngoài ra, hiện Trung ương đang tiến hành tổng kết việc thực hiện Kết luận số 12-KL/TW, ngày 24 tháng 10 năm 2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 - 2020; qua đánh giá kết quả tổng kết; đề nghị Trung ương nghiên cứu có các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình hiện nay để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng hệ thống chính trị vùng Tây Nguyên.

Bí thư Tỉnh uỷ Gia Lai cho biết, công trình thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông), theo thiết kế đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì diện tích vùng tưới của công trình là 12.500 ha, riêng địa bàn tỉnh Gia Lai 8.500 ha.

Tuy nhiên, qua thời gian dài thực hiện, nhiều luật, nghị định và các chính sách thay đổi; tính đến thời điểm này, trong đó có 4.757,52 ha rừng tự nhiên cần phải chuyển đổi. Hội đồng nhân dân tỉnh đã rà soát, điều chỉnh lại 3 loại rừng; trong đó, đưa toàn bộ diện tích vùng tưới ra ngoài quy hoạch lâm nghiệp làm căn cứ để chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Do đó, đề nghị Trung ương, Chính phủ cho phép tỉnh áp dụng quy định dự án đang triển khai nhưng phát sinh tiêu chí quan trọng quốc gia theo quy định tại Khoản 7, Điều 1, Nghị định số 02/2020/NĐ-CP, ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia: “Người quyết định đầu tư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo báo cáo Quốc hội tại kỳ họp sắp tới về tình hình triển khai dự án…

Hoàng Anh
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục