Lãnh đạo các ngân hàng kỳ vọng gì trong năm 2014?

(ĐTCK) Sau một năm 2013, tập trung tái cơ cấu, chủ động tăng mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, chấp nhận giảm lợi nhuận, các ngân hàng tiếp tục giữ quan điểm thận trọng trong hoạt động năm nay, nhưng vẫn kỳ vọng sẽ có những đột phá.

Ông Lê Hùng Dũng Chủ tịch Eximbank

”Năm 2014, Eximbank đt mc tiêu li nhun trước thuế gp hơn 2 ln năm 2013”

Năm 2013, HĐQT và Ban điều hành Eximbank đã tập trung chỉ đạo sâu sát và quyết liệt để chèo lái Ngân hàng vượt qua khó khăn, ổn định hoạt động kinh doanh.

Tuy lợi nhuận chưa đạt được như kế hoạch đề ra, nhưng Eximbank đã đạt được một số kết quả nhất định. Cụ thể, đến cuối năm 2013, vốn điều lệ Eximbank đạt trên 12.000 tỷ đồng; tổng tài sản 169.835 tỷ đồng, chỉ giảm 0,2% so với năm 2012 và hoàn thành 85% kế hoạch; huy động vốn từ dân cư 82.650 tỷ đồng, bằng 75% kế hoạch; dư nợ tín dụng 83.354 tỷ đồng, tăng 11,3% so 2012, bằng 97% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 828 tỷ đồng, bằng 28% kế hoạch. Nguyên nhân, Eximbank đã giảm lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn với khách hàng, dẫn đến thu nhập từ lãi giảm. Đồng thời, một số khách hàng vay vốn gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ nên Ngân hàng buộc phải tăng trích lập dự phòng.

Năm 2014 được dự báo còn khó khăn nên các chỉ tiêu kinh doanh Ngân hàng đưa ra gồm: huy động vốn tăng 21% , đạt 100.000 tỷ đồng; tín dụng tăng 23% và kiểm soát nợ xấu dưới 3%; lợi nhuận trước thuế 1.800 tỷ đồng, cổ tức 8,5%. Eximbank không có kế hoạch tăng tổng tài sản.

Ông Đỗ Minh Toàn Tổng giám đốc ACB

”ACB đã và đang n lc ci tiến toàn din đ đt khách hàng vào trng tâm”

Tính đến cuối năm 2013, ACB có tổng tài sản 166.600 tỷ đồng; huy động tiền gửi khách hàng 138.000 tỷ đồng; dư nợ tín dụng 107.200 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 1.035 tỷ đồng.  Năm 2013, ACB chia cổ tức 7% bằng tiền mặt.

Lợi nhuận 2013 thấp so với kỳ vọng là do ảnh hưởng từ nền kinh tế chung, việc đóng trạng thái vàng và ACB đã chủ động tăng trích lập dự phòng. Định hướng chung của Ngân hàng trong năm 2014 là tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lực, nhằm tạo tiền đề tăng trưởng bền vững cho giai đoạn 2014 - 2018. ACB đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản lên mức 190.000 tỷ đồng; tiền gửi của khách hàng và tín dụng đều tăng 13%; lợi nhuận trước thuế 1.189 tỷ đồng và nợ xấu dưới 3%.

Trong năm 2014, ACB sẽ hoạt động với phương châm tăng trưởng bền vững, quản lý chuyên nghiệp, thu nhập chính đáng và lợi nhuận hợp lý. ACB đã và đang nỗ lực cải tiến toàn diện để đặt khách hàng vào trọng tâm, xây dựng năng lực cạnh tranh trên nền tảng các giá trị cốt lõi nhằm duy trì được các thế mạnh kinh doanh và tạo sự khác biệt.

Ông Hàn Ngọc Vũ Tổng giám đốc VIB

”Năm 2014, VIB đt mc tiêu li nhun trước thuế tăng gn 4 ln”

Năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn đối với ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong bối cảnh đó, VIB đã tiếp tục triển khai các định hướng chiến lược của mình theo trục tăng trưởng - quản trị rủi ro - năng suất lao động và đã đạt được một số kết quả nhất định: tổng tài sản 76.875 tỷ đồng, tăng 18% so năm 2012; dư nợ cho vay 37.553 tỷ đồng, tăng 5% ; huy động vốn thị trường I đạt 43.239 tỷ đồng, tăng 8%. VIB tiếp tục dẫn đầu thị trường về hệ số an toàn vốn với 17-19%.

Năm 2014, VIB đặt mục tiêu tăng tổng tài sản thêm 14% lên 87.559 tỷ đồng; tổng vốn huy động và dư nợ dự kiến tăng lần lượt 19% và 13%; lợi nhuận trước thuế tăng gần 4 lần lên mức 323 tỷ đồng.

Trong bối cảnh môi trường kinh tế có nhiều biến động, trong năm 2014, Ban lãnh đạo VIB tiếp tục định hướng hoạt động theo 3 yếu tố gồm: tăng trưởng, hiệu suất và quản lý rủi ro, trong đó tập trung vào 6 lĩnh vực chính với các mục tiêu rõ ràng và cân bằng, bao gồm: tăng trưởng doanh thu bền vững; dịch vụ khách hàng vượt trội; sự gắn kết của cán bộ nhân viên; mô hình hoạt động vượt trội; quản lý rủi ro; duy trì bảng cân đối tài sản vững mạnh.

Ông Trần Phương Bình Tổng giám đốc DongA Bank

”DongA Bank còn trên 931 t đng qu d phòng ri ro đã trích chưa s dng”

Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, nợ xấu trên hệ thống vẫn tăng, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nên việc DongA Bank phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đến 558,8 tỷ đồng trong năm qua đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Cụ thể, tổng lợi nhuận chưa trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của DongA Bank trong năm qua là trên 989 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng chỉ còn hơn 430 tỷ đồng, bằng 43% kế hoạch năm 2013 và giảm 44% so với năm 2012. Tuy vậy, việc trích quỹ dự phòng rủi ro sẽ giúp cho hoạt động của DongA Bank an toàn hơn. Tính đến cuối năm 2013, tổng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã trích chưa sử dụng của DongA Bank là trên 931 tỷ đồng. Đồng thời, trong năm qua, chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tư dài hạn, kiên quyết thoái vốn đầu tư không hiệu quả, nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính,.

Năm 2013, mặc dù hoạt động của DongA Bank gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và của ngành, song Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBNV của Ngân hàng đã nỗ lực vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội vận dụng vào thực tiễn của DongA Bank để có những giải pháp phù hợp, nhằm củng cố nền tảng vững chắc cho hoạt động của những năm tiếp theo.

Chỉ tiêu lợi nhuận DongA Bank đưa ra cho năm nay cũng được tính toán kỹ với lợi nhuận trước thuế 500 tỷ đồng; huy động vốn tăng 20%; dư nợ cho vay tăng 12%; nợ xấu được kiểm soát dưới 3%.

Ông Trần Ngô Phúc Vũ Tổng giám đốc NamA Bank

”Trong năm 2014, NamA Bank s tăng vn điu l lên 4.000 t đng”

NamA Bank là một trong những ngân hàng được NHNN tin tưởng và phê duyệt đề án tự tái cơ cấu. Trong những năm qua, mặc dù hoạt động ngân hàng nói chung bị ảnh hưởng do tình hình thị trường không mấy thuận lợi, nhưng Ngân hàng vẫn đạt được những kết quả khả quan, đồng thời thực hiện được các cam kết với cổ đông khi chia cổ tức ở mức 7%. Điều đáng nói là, trong quá trình tự tái cơ cấu, NamA Bank đã đạt được những kết quả ban đầu rất tích cực, cho thấy nội lực tài chính vững mạnh của Ngân hàng cũng như sự tin tưởng tuyệt đối của các cổ đông.

Năm 2013, NamA Bank đạt 183 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tổng dư nợ 13.405 tỷ đồng, tăng 6.220 tỷ đồng so với cuối năm 2012; tỷ lệ nợ nhóm 2 là 0,35%, giảm 2,41%, tỷ lệ nợ xấu là 1,48%, giảm 1,32%.

Trong năm 2014, NamA Bank sẽ tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng, đồng thời nâng tổng tài sản lên mức 40.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 210 tỷ đồng. Định hướng năm 2014 là bám sát chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập và toàn diện, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án công nghệ thông tin, tạo nền tảng vững chắc trong việc quản trị hệ thống trực tuyến; phát triển đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin…

Ông  Võ Tấn Hoàng Văn Tổng giám đốc SCB

”Trong khó khăn, c đông vn tin tưởng và n lc tăng vn cho SCB”

Tính đến cuối năm 2013, các chỉ số tài chính của SCB đều được cải thiện. So với cuối 2012, tổng tài sản SCB tăng 21%, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng gần 40%, tín dụng tăng 1% (tín dụng chỉ tăng nhẹ trong năm 2013 do SCB tập trung xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc bán nợ cho VAMC, tập trung thực hiện mục tiêu tăng trưởng chất lượng tín dụng). Trong giai đoạn này, SCB không đề cao mục tiêu lợi nhuận mà tập trung trích lập dự phòng rủi ro. Vì thế, không chỉ trong 2013 mà cả giai đoạn tái cơ cấu, SCB đã có chủ trương không chia cổ tức cho cổ đông và vấn đề này cũng đã được cổ đông chia sẻ. Trong 2 năm tái cơ cấu, SCB đã trích dự phòng rất lớn đối với rủi ro nợ xấu. Sau này, khi nợ xấu được xử lý thì khoản dự phòng nói trên sẽ được hoàn nhập. SCB nhắm đến mục tiêu lâu dài khi củng cố hoạt động kinh doanh nhắm đến việc gia tăng giá trị nội tại, từ đó giúp gia tăng giá trị cổ phiếu cho các cổ đông. Trong giai đoạn 2014 - 2015, SCB sẽ tiếp tục xin chủ trương chưa chia cổ tức, nhằm nâng cao năng lực tài chính và sức cạnh tranh để tiến đến những mục tiêu lâu dài hơn.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, diễn biến thị trường không thuận lợi, nhiều ngân hàng năm qua không tăng vốn thành công, SCB vẫn tăng được vốn điều lệ thêm 1.711 tỷ đồng, lên mức 12.295 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, trong khó khăn nhưng các cổ đông của SCB đã nỗ lực và thực hiện cam kết tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, trích dự phòng…

Ông Nguyễn Đình Tùng Tổng giám đốc OCB

”OCB kỳ vng s đt được 350 t đng li nhun trước thuế trong năm nay”

Mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, các chính sách điều hành của Chính phủ và NHNN nhằm ổn định kinh tế vĩ mô đã tác động nhiều đến hoạt động của các TCTD nói chung và OCB nói riêng, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn thể CBNV, Ngân hàng đã đạt được những thành quả nhất định và hoàn thành phần lớn các chỉ tiêu đề ra trong năm qua, gồm: tổng tài sản đạt 32.795 tỷ đồng, tăng 19,5% so với năm 2012, vượt kế hoạch đề ra; huy động vốn đạt 28.514 tỷ đồng, tăng 27,3% so với năm 2012. Nếu tính riêng huy động từ tổ chức và dân cư (bao gồm hoạt động ủy thác) thì OCB đạt mức tăng trưởng 24%, cao hơn nhiều so với mức tăng 15,61% của toàn hệ thống; dư nợ đạt 20.646 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2012, gấp gần 2 lần so với mức tăng 9,5% của toàn hệ thống; nợ xấu dưới 3%; lợi nhuận trước thuế 321 tỷ đồng, đạt kế hoạch đặt ra.

Năm 2013 là năm thứ 3 OCB thực thi chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2015. OCB đã triển khai một cách có hệ thống các sáng kiến chiến lược và đã đạt được những thành quả nhất định. Các chỉ tiêu kinh doanh 2014 của OCB gồm: tổng tài sản đến cuối năm đạt 34.600 tỷ đồng; vốn điều lệ đạt 4.000 tỷ đồng; vốn huy động đến cuối năm đạt 29.700 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 22.700 tỷ đồng; nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 3%. Còn chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế OCB đưa ra cho năm nay ở mức 350 tỷ đồng và chúng tôi kỳ vọng sẽ đạt được.

Ông Võ Quốc Thắng Chủ tịch HĐQT KienLong Bank

”Năm 2014, KienLong Bank s phát huy các kết qu vượt kế hoch ca năm qua”

Trong năm 2013, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn và thách thức, nhưng HĐQT và Ban điều hành Kienlongbank đã chủ động, linh hoạt điều hành hoạt động Ngân hàng phù hợp với tình hình thực tế, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực không ngừng của toàn thể CBNV, Kienlongbank đã vượt qua được nhiều khó khăn, hoàn thành một số chỉ tiêu quan trọng và đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.

Kết thúc năm tài chính 2013, tổng tài sản của Ngân hàng là 21.372 tỷ đồng, đạt 111,69% kế hoạch, tăng 15,02% so với năm 2012; dư nợ cho vay 12.129 tỷ đồng, đạt 111,83 % kế hoạch, tăng 25,25% so với năm 2012; huy động vốn 17.510 tỷ đồng, đạt 115,08% kế hoạch, tăng 18,71% so với năm 2012; lợi nhuận trước thuế 393,41 tỷ đồng, nợ xấu 2,47%; ROE 9,93%; ROA 1,46%; cổ tức 9%.

Trong năm 2014, Kienlongbank sẽ tiếp tục phát triển hoạt động theo định hướng, chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của Chính phủ và NHNN, góp phần phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Do đó, ĐHCĐ đã thông qua các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của Ngân hàng trong năm 2014, gồm: tổng tài sản 23.842 tỷ đồng; huy động vốn 19.505 tỷ đồng; dư nợ cho vay 13.341 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 419 tỷ đồng và cổ tức 9 - 10%.

Ông Nguyễn Đức Vinh Tổng giám đốc VPBank

”VPBank s bt đu tăng trưởng đt phát t na cui năm 2014”

Việc chuyển đổi và tái cấu trúc cũng là nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển 5 năm 2012 - 2017 của VPBank. Bên cạnh việc đầu tư mạnh vào các hệ thống nền tảng như công nghệ thông tin, quản trị rủi ro và nhân sự, các định hướng kinh doanh vẫn được đặc biệt chú trọng. Kết thúc năm 2013, huy động khách hàng tăng 24.400 tỷ đồng, tương ứng tăng 41% so với năm 2012; dư nợ cho vay tăng 42%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.355 tỷ đồng (sau khi đã trích lập gần 900 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng), tăng 43% và vượt kế hoạch; lợi nhuận sau thuế của VPBank lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng, đạt gần 1.018 tỷ đồng.

Theo xu hướng chung của hệ thống ngân hàng, giai đoạn nửa đầu năm 2014, VPBank vẫn tiếp tục củng cố hệ thống nền tảng quan trọng và sâu sắc hóa các chương trình tái cấu trúc từ năm 2013, và trên cơ sở các thành quả của hệ thống nền tảng đã được củng cố giai đoạn 2012 - nửa đầu 2014, nửa cuối năm nay sẽ là thời gian Ngân hàng tập trung nguồn lực phát triển kinh doanh đột phá trong các khu vực kinh doanh chủ đạo; mở rộng các chiến dịch bán hàng quy mô lớn; thúc đẩy hiệu quả bán hàng từ các dự án chuyên môn hóa vai trò bán hàng, dịch vụ khách hàng và phối hợp bán chéo sản phẩm giữa các kênh truyền thống và các kênh thay thế mới để hoàn thành mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2014 khoảng 1.890 tỷ đồng sau khi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gần 1.400 tỷ đồng.

Ông Nirukt Sapru Tổng Giám đốc Standard Chartered Việt Nam

”Chúng tôi cam kết là mt phn trong chu trình phát trin ca khách hàng”

Ngành ngân hàng của Việt Nam đang bắt đầu vực dậy từ cuộc khủng hoảng với một số tín hiệu ổn định, tạo nền tảng vững chắc cho việc duy trì hoạt động tái cơ cấu cũng như sự phát triển của ngành ngân hàng.

Trong quá trình tái cơ cấu, nguồn vốn nước ngoài hoàn toàn có thể và nên đóng một vai trò trong việc củng cố sức khỏe của ngành ngân hàng, cũng như thúc đẩy sự phát triển sản phẩm và mang đến những kinh nghiệm tốt nhất.

Tại Standard Chartered, với hơn 150 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng quốc tế và 110 năm hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi đang giữ vai trò chủ động trong việc tạo ra giá trị cho thị trường với một chiến lược phát triển rõ ràng. Chúng tôi ưu tiên vào việc cung cấp những dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáng tin cậy và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Chúng tôi chú trọng vào việc hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân có mối liên hệ với nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy hoạt động đầu tư, thương mại và tạo ra của cải.

Chúng tôi sẽ tiếp tục mang đến những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất từ khắp nơi trên thế giới, cung cấp những giải pháp đặc thù, các sản phẩm và dịch vụ tài chính tiên tiến, đã được minh chứng qua những giải thưởng lớn và luôn đảm bảo khách hàng của mình được đối xử công bằng. Chúng tôi cam kết là một phần trong chu trình phát triển của khách hàng và sẽ tiếp tục thỏa mãn những kỳ vọng của khách hàng, đối tác và các cơ quan hữu quan.

Bà Nguyễn Minh Thu Tổng giám đốc OceanBank

”Năm 2014, OceanBank tiếp tc tp trung gii quyết n xu tn đng”

Năm 2013, OceanBank tập trung vào những định hướng quan trọng, bao gồm: thực hiện tái cấu trúc ngân hàng, tăng cường chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, củng cố mạng lưới kinh doanh thông qua việc chuyển đổi hệ thống phòng giao dịch theo hướng đa dạng hóa dịch vụ và chất lượng, hoàn thiện cơ cấu quản trị theo thông lệ quốc tế, đổi mới toàn diện nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp và thân thiện.

Năm 2013 cũng là năm OceanBank ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Thành công trong việc thay đổi nhận diện thương hiệu với sự khẳng định cá tính thương hiệu: đơn giản, thuận tiện và thân thiện đã mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ về giao dịch ngân hàng. Điều đó giúp cho OceanBank không những củng cố nền tảng để phát triển lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, mà còn gia tăng được cơ sở khách hàng mới.

OceanBank kiên định với các mục tiêu như thực hiện chính sách tài chính linh hoạt và hướng dòng vốn tới các lĩnh vực kinh tế cần được ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, y tế và giáo dục...

Năm 2014, OceanBank tiếp tục tập trung giải quyết nợ xấu tồn đọng, nâng cao công tác quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel 2. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng sẽ triển khai các chương trình xúc tiến tài chính cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để chung tay tháo gỡ những khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đức Hưởng Phó Chủ tịch thường trực HĐQT LienVietPostBank

”LienVietPostBank s có tt c các sn phm, nhưng th tc đơn gin hơn”

Kết quả kinh doanh năm 2013 của LienVietPostBank như sau: năm 2013, tổng tài sản 79.000 tỷ đồng, tổng dư nợ thị trường một 35.000 tỷ đồng, huy động vốn thị trường một 55.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 6.400 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 2,48%, tỷ lệ chi trả cổ tức 8%. Dự kiến năm 2014, tổng tài sản đạt  95.000 tỷ đồng, tổng dư nợ thị trường một 60.000 tỷ đồng, huy động vốn thị trường một 75.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 6.600 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, cổ tức 10%.

Định hướng lâu dài của LienVietPostBank là trở thành “Ngân hàng của mọi người” - “Bán lẻ - Dịch vụ - Kinh doanh đa năng” với phương châm: “Sức mạnh - Đoàn kết - Đổi mới - Hiệu quả - Bền vững - An toàn”. Riêng về sản phẩm, LienVietPostBank đã quy định rõ: “tối thiểu có tất cả các sản phẩm các ngân hàng bạn có nhưng thủ tục đơn giản hơn, thuận tiện và nhanh gọn hơn”.

Điều đặc biệt riêng có của Ngân hàng trong quản trị điều hành là thực hiện nguyên tắc “lãnh đạo hành chính” (từ trên xuống) và “lãnh đạo công việc” (từ dưới lên), người phụ trách công việc trực tiếp là nhân viên phụ trách các công việc cụ thể được giao có thể yêu cầu, điều phối lãnh đạo hành chính cao nhất tham gia hỗ trợ thành công công việc của mình. Khi lãnh đạo công việc yêu cầu, lãnh đạo hành chính phải thực hiện.

Bài viết này nằm trong Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2014, do Báo Đầu tư Chứng khoán - Báo Đầu tư xuất bản ngày 5/5/2014. Tinnhanhchungkhoan.vn sẽ lần lượt đăng tải bài viết của Đặc san này trong thời gian tới.

Quý vị độc giả có thể theo dõi tất cả các bài viết trong Đặc san tại:Toàn cảnh ngân hàng Việt Nam 2014: “Đón vận hội mới”

Nhóm PV thực hiện

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục