Trong đó, Việt Nam - một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh toàn cầu - nổi lên là điểm đến hấp dẫn với các công ty toàn cầu.
Ghi nhận từ Trading Economy, chi phí lao động ước tính của Việt Nam lần lượt bằng 52% và 64% của Trung Quốc và mức trung bình của 3 đối thủ cạnh tranh chính tại khu vực Asean là Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Điều này đang tạo nên một làn sóng đầu tư mới vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp trong những năm 2018 – 2019.
Năm 2020 xu thế này thậm chí diễn ra mạnh mẽ hơn trước khi các quốc gia nhận diện rõ nguy cơ chuỗi cung ứng phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và khi dịch Covid-19 bùng phát.
Lượng cung bất động sản công nghiệp chưa đủ đáp ứng và thỏa mãn lượng cầu của ngành. Đây chính là một trong những câu trả lời cho việc các doanh nghiệp kinh doanh khu công nghiệp duy trì được mức độ tăng trưởng và chỉ số kinh doanh ấn tượng trong thời gian qua.
|
Bước sang đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng cũng ít nhiều gây khó khăn cho ngành
Bởi, tất cả các hoạt động đi lại đều bị hoãn lại, các nhà đầu tư nước ngoài chưa thể khảo sát thị trường hoặc làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư khu công nghiệp.
Tuy nhiên, giới phân tích nhận định thị trường sẽ phục hồi và tăng trưởng nhanh sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Trong đó, dù dòng vốn FDI nửa đầu năm đi ngang, song giá cho thuê bất động sản khu công nghiệp bình quân vẫn tăng khoảng 10% so với cuối năm 2019. Đặc biệt, đầu năm nay Chính phủ đã có chủ trương tăng đầu tư công, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm thu hút hơn nữa nhà đầu tư ngoại. Từ đó, có thể thấy rằng nhu cầu thuê và giá thuê sẽ tiếp tục tăng cao.
Giá cho thuê đất và nhà xưởng trung bình tại các tỉnh phía Bắc và phía Nam
|
Như vậy, sự chùng lại do dịch Covid-19 được đánh giá là cơ hội lớn cho các tân binh gia nhập thị trường. Những tháng gần đây ngành kinh doanh bất động sản khu công nghiệp cũng liên tục ghi nhận những tên tuổi mới, bao gồm Công ty Cổ phần Bất động sản Phát Đạt (PDR).
Được biết, trung tuần tháng 8 vừa qua, PDR đã chính thức triển khai định hướng phát triển bất động sản công nghiệp với quyết định thành lập công ty con là CTCP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt, có vốn điều lệ ban đầu 680 tỷ đồng.
Cần nhấn mạnh, bất động sản khu công nghiệp tuy là mảnh đất màu mỡ, nhưng không phải dễ dàng gia nhập bởi áp lực cạnh tranh và nguồn vốn đầu tư phải lớn. Câu hỏi đặt ra PDR đang có là gì, và doanh nghiệp sẽ chọn hướng đi như thế nào?
Khả năng huy động vốn tốt, bắt tay với đối tác lớn của Nhật trong hành trình mới
Sau 16 năm phát triển, vốn chủ sở hữu của PDR liên tục tăng mạnh, đặc biệt giai đoạn 10 năm trở lại đây đạt tốc độ tăng trưởng đến 4 lần lên hơn 4.367 tỷ đồng.
Đi cùng với tăng vốn, hiệu suất sinh lời ROE của PDR cũng tăng bằng lần, từ mức chưa đến 0,5% năm 2011 hiện đã hơn 20% tính đến cuối năm 2019.
Không những vậy, mối quan hệ Công ty cũng đa dạng từ các tổ chức ngân hàng (Vietcombank, BIDV, VPBank, Vietinbank…) đến các định chế tài chính, đối tác kinh doanh. Công ty cũng liên tục phát hành thành công trái phiếu những năm trở lại đây.
Đáng chú ý, trong lần chia sẻ mới nhất đại diện PDR tiết lộ sẽ hợp tác với các đối tác Nhật Bản. Đây là những đơn vị phát triển khu công nghiệp chuyên nghiệp, có bề dày kinh nghiệm và đến từ đất nước có lịch sử phát triển khu công nghiệp lâu năm.
Việc ”bắt tay” với doanh nghiệp lớn Nhật Bản và được họ lựa chọn đồng hành cho thấy tiềm lực tăng trưởng của PDR cũng như khả năng thu hút dòng vốn cho hướng đi mới.
Công ty cũng cho biết sẽ tiếp tục phát triển đội ngũ nhân sự có năng lực, tìm kiếm thêm đối tác có bề dày kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp..., kết hợp với phát triển hệ thống quản lý ERP để tạo sự đồng bộ và xuyên suốt trong quản lý.
Chuyển đổi số sẽ là bước khởi đầu và một trong những nhân tố tạo ra năng lực cạnh tranh mới phục vụ cho chiến lược mở rộng ngành kinh doanh và phát triển bền vững.
Đón đầu lượng khách hàng tại các quốc gia đang dịch chuyển vốn khỏi Trung Quốc
|
Quy mô Vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời ROE từ 2010 – 2019 của PDR. ĐVT: VCSH, LNST Tỷ đồng, ROE lần. |
Đón đầu lượng khách hàng tại các quốc gia đang dịch chuyển vốn khỏi Trung Quốc
Liên quan đến chiến lược gia nhập thị trường mới của PDR, đại diện Công ty nhấn mạnh xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn Việt Nam là điểm đến cho sự phân bổ lại dòng vốn đầu tư.
Trong khi, quỹ đất để phát triển khu công nghiệp đã dần thu hẹp. Do đó, sau thời gian theo dõi và đánh giá tình hình, PDR nhận thấy cần triển khai nhanh và hiệu quả để sớm đưa vào khai thác và vận hành.
Tuy nhiên, là một tay chơi mới, PDR chủ trương không chạy theo các ông lớn mà lựa chọn hướng đi thận trọng, chắc chắn. Trong đó, PDR dự kiến tập trung vào các vùng công nghiệp sôi động như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, với các khu đất nông nghiệp, lâm nghiệp chuyển đổi, gần hạ tầng giao thông sẵn có.
Công ty định hướng danh mục sản phẩm không chỉ là cho thuê đất mà có thể là nhà xưởng, kho bãi, dịch vụ trọn gói…. Khách hàng mục tiêu đến từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Mỹ - đây cũng là nhóm được cho là đang dần rời Trung Quốc trong các ngành công nghệ, sản xuất.
Nhìn chung, hướng đi rõ ràng cùng khả năng huy động vốn tốt trước mắt tạo nền tảng cho những bước đi đầu tiên của tân binh PDR trong mảng bất động sản Khu công nghiệp.
Hơn nữa, kinh nghiệm phát triển dự án hàng chục năm cùng với tình hình tài chính lành mạnh, có thể tạo đột phá trong chiến lược phát triển bất động sản khu công nghiệp của PDR, và cũng là tiền đề để Công ty thực hiện hoá được những tham vọng trong tương lai.
|
Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận đã đạt được và dự kiến của Phát Đạt từ năm 2013 – 2023. Công ty chọn Chim Đại Bàng làm biểu tượng cho tính cách của PDR và cũng là thông điệp về nội lực và khát vọng phát triển. |