Làm thế nào để tồn tại trong thị trường gấu tồi tệ nhất mọi thời đại

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường chứng khoán toàn cầu đã trải qua những phiên biến động tiêu cực trong thời gian vừa qua và tâm lý nhà đầu tư đều cho rằng mọi vấn đề tiêu cực vẫn chưa kết thúc.
Làm thế nào để tồn tại trong thị trường gấu tồi tệ nhất mọi thời đại

Liệu thị trường có trở nên tiêu cực như những năm 1970 hay không và các nhà đầu tư đã vượt qua thời kỳ đó như thế nào là điều mà các nhà đầu tư ngày này quan tâm.

Trong bài luận nổi tiếng “The Me Decade” của tiểu thuyết gia Tom Wolfe về những năm 1970, ông đã viết về cách người Mỹ từ bỏ tư duy cộng đồng để ủng hộ sự giàu có của cá nhân. "Họ đã lấy tiền của họ và chạy", ông viết trong bài luận.

Nhưng trên thực tế không có nhiều tiền để lấy.

Ngày nay, với thị trường chứng khoán đang ở giai đoạn đối mặt với suy thoái nên người ta có xu hướng tự nhiên sẽ nhìn lại những thời điểm tồi tệ khác của thị trường tài chính: Đại suy thoái 2008-2009; Bong bóng công nghệ bùng nổ vào năm 2000; Sự sụp đổ năm 1987, năm 1929 và tất cả các đợt suy thoái nhỏ và chớp nhoáng giữa những khoảng thời gian đó.

Theo Tổng biên tập của Yahoo Finance, điều khiến ông khiếp sợ nhất là sự kiện cực kỳ nghiêm trọng đã ảnh hưởng tới thị trường trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 1982 - hay nói cách khác là những năm 1970. Thị trường chứng khoán lên xuống thất thường, nhưng cuối cùng chẳng đi đến đâu trong 16 năm đó.

Diễn biến chỉ số S&P 500 giai đoạn 1964 tới 1985

Diễn biến chỉ số S&P 500 giai đoạn 1964 tới 1985

Thị trường chứng khoán đã trải qua thời gian đó như thế nào? Chúng ta có thể học được gì từ thời gian đó? Và xu hướng đó liệu có lặp lại hay không?

Chúng ta hãy xem xét thị trường những năm 1970. Điều tàn khốc nhất đến từ việc nhìn vào Chỉ số Dow Jones. Vào tháng 1/1966, chỉ số Dow Jones ở mức 983 điểm, một mức mà nó sẽ không vượt qua cho đến tháng 10/1982 khi Dow Jones đóng cửa ở mức 991 điểm.

Chỉ số S&P 500 cũng gần như có diễn biến tồi tệ tương tự. Sau khi đạt đỉnh vào tháng 11/1968 ở mức 108 điểm, S&P bị đình trệ và sau đó chạm mức 116 điểm vào tháng 1/1973, xu hướng đình trệ một lần nữa diễn ra và cuối cùng xu hướng tăng mới được thiết lập vào tháng 5/1982.

Tại sao thị trường lại đi ngang trong 16 năm? Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát và lãi suất tăng vọt. Chỉ số CPI hàng tháng tăng từ 0,9% vào tháng 1/1966 lên 13,6% vào tháng 6/1980. Trong khi đó, giá xăng tăng từ 30 xu/gallon lên 1 USD/gallon.

Để chống lại lạm phát này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất từ 4,6% năm 1966 lên 20% vào năm 1981. Điều đó gây bất lợi cho thị trường tài chính bởi vì lãi suất cao hơn khiến lợi nhuận của các công ty trong tương lai giảm và khiến cổ phiếu giảm giá trị. Điều này phần nào giải thích cho những năm tháng sôi động của thị trường cho đến nay khi lãi suất duy trì ở mức thấp.

Theo nhà phân tích thị trường kỳ cựu Sam Stovall, lo ngại về việc lặp lại những sai sót đã gây ra trong những năm 70 đang ảnh hưởng đến các hành động của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ngày nay.

“Fed đã nói với chúng tôi rằng, họ đã lên kế hoạch để không mắc phải những sai lầm tương tự vào cuối những năm 1970, khi họ tăng lãi suất nhưng sau đó giảm bớt vì lo ngại sẽ tạo ra một cuộc suy thoái sâu”, ông cho biết.

“Điều mà Fed đang cố gắng tránh là tạo ra một thập kỷ kinh tế mất mát. Họ muốn quyết liệt với lãi suất hiện tại và lạm phát, để chúng ta có một sự phục hồi hình chữ V hoặc ít nhất là hình chữ U chứ không phải là một sự phục hồi trông giống như một chữ W lớn”, ông cho biết thêm (câu nói nổi tiếng trích từ bộ phim hài kịch nổi tiếng “Thế giới điên cuồng” của Mỹ năm 1963).

Jeff Yastine, CEO của goodbuyreport.com đã chỉ ra một số xu hướng bất lợi khác đối với chứng khoán trong những năm 1970 và lưu ý rằng: "nhiều cổ phiếu lớn nhất của Mỹ là những tập đoàn - những công ty sở hữu rất nhiều doanh nghiệp không liên quan mà không có kế hoạch tăng trưởng thực sự". Vào thời điểm đó, khi kinh tế Nhật Bản đang đi lên thường phải chịu sự chi phối của Mỹ, và công nghệ (chip, PC và mạng lưới), nên vẫn chưa tạo ra ảnh hưởng thực sự nào. Tất cả điều này đã thay đổi vào những năm 1980.

Một yếu tố khác là thị trường chứng khoán được đánh giá cao từ những năm 1970. Thời điểm đó, một nhóm cổ phiếu tăng giá được mệnh danh là Nifty Fifty đã dẫn đầu thị trường. Nhóm này bao gồm một số cổ phiếu Polaroid, Eastman Kodak và Xerox, nhiều cổ phiếu trong số đó đã bán với giá ở mức P/E hơn 50 lần. Khi thị trường sụp đổ vào những năm 1970, Nifty Fifty đã bị ảnh hưởng nặng nề và một số cổ phiếu đã không bao giờ phục hồi.

"Tôi không thể không nghĩ đến những điểm tương đồng tiềm năng với FAANG hoặc MATANA - hay còn gọi là cổ phiếu công nghệ - ngày nay", theo Tổng biên tập của Yahoo Finance.

“Khi tôi nhìn lại thị trường tăng giá trong tài sản tài chính những năm qua, nó thực sự bắt đầu vào năm 1982. Và tất cả các yếu tố tạo ra điều đó không chỉ dừng lại mà chúng còn đảo ngược. Vì vậy, có một khả năng với xác suất cao mà tôi cho rằng thị trường tốt nhất sẽ ổn định trong 10 năm, giống như khoảng thời gian từ 1966 đến 1982”, nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ Stanley Freeman Druckenmiller cho biết.

Vậy một nhà đầu tư phải làm gì?

Hãy bắt đầu tìm hiểu với một nhà đầu tư đã tham gia vào thị trường kể từ những năm 1970. “Trước hết, tôi bước vào thị trường với tư cách là một nhà phân tích vào năm 1965”, Byron Wien, Phó chủ tịch Private Wealth Solutions thuộc quỹ đầu tư Blackstone cho biết.

“Tôi nhớ đó là thời kỳ khó kiếm tiền, trừ khi bạn là một người chọn cổ phiếu thực sự giỏi. Nhưng tôi nhớ cách để kiếm tiền. Tôi đã xây dựng giá trị ròng của mình và mua một số cổ phiếu công nghệ sinh học hoạt động tốt. Và tôi nắm giữ một số trong số chúng cho đến ngày nay”, ông cho biết.

Bây giờ, hãy quay lại và xem xét kỹ hơn những gì đã xảy ra cách đây 50 năm trên thị trường chứng khoán Mỹ. Đối với một điều quan trọng cần lưu ý là tỷ suất cổ tức của S&P 500 trung bình là 4,1% từ năm 1966 đến năm 1982, vì vậy các nhà đầu tư trên thị trường ít nhất đã có được một số thu nhập.

Vì vậy, trong khi những năm 1970 là khoảng thời gian khủng khiếp đối với các nhà đầu tư, cổ tức đã giảm bớt một số khốn khó bằng cách cho phép chỉ số S&P 500 vượt trội hơn so với chỉ số Dow Jones - một điều đáng suy nghĩ về tương lai. Thật không may, tỷ suất cổ tức của S&P 500 hiện là khoảng 1,6%: thứ nhất là do giá cổ phiếu cao và thứ hai là do nhiều công ty mua lại cổ phiếu thay cho cổ tức. Tuy nhiên, tôi kỳ vọng lợi nhuận sẽ tăng khi các công ty tăng chi trả để thu hút các nhà đầu tư.

Đối với một số công ty, những năm 1970 là thời kỳ hoàng kim của họ.

“Điều tốt đẹp là có những công ty đã làm rất tốt trong môi trường đó vào thời điểm đó. Đó là khi Apple Computer được thành lập vào năm 1976, Home Depot được thành lập vào năm 1978, các công ty than đá, năng lượng, hóa chất kiếm được rất nhiều tiền vào những năm 1970”, nhà đầu tư Stanley Freeman Druckenmiller cho biết.

Trong khi đó, các lĩnh vực mang tính chu kỳ hoặc các lĩnh vực tiêu dùng xa xỉ và tài chính không làm được như vậy.

Một số bài học kinh nghiệm cho các nhà đầu tư ngày nay luôn đúng: Tránh cả những cổ phiếu được định giá quá cao và những cổ phiếu của những công ty tăng trưởng chậm. Chúng ta có thể sở hữu những cổ phiếu mang lại cổ tức và để đa dạng hóa. Điều đáng chú ý là nếu chúng ta thực sự lặp lại những năm 1966-1982, việc chọn cổ phiếu có lẽ trở nên quan trọng hơn so với đầu tư thụ động và các quỹ chỉ số.

Mặc dù không phải là tất cả bóng tối trở lại vào những năm 1970 và một số cổ phiếu có thể đi ngược thị trường với những câu chuyện khác, nhưng chúng ta phải khó khăn hơn nhiều để tìm thấy chúng. Đó cũng là một kịch bản có thể xảy ra trong tương lai.

Vũ Duy Bắc
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,174.85 -18.16 -1.55% 237,024 tỷ
HNX 220.8 -5.4 -2.45% 2,598 tỷ
UPCOM 87.16 -0.99 -1.14% 740 tỷ