Lạm phát ở Hungary tăng cao kỷ lục trong 25 năm qua

0:00 / 0:00
0:00
Theo số liệu được Văn phòng thống kê trung ương Hungary (KSH) công bố ngày 11/10, do giá lương thực và năng lượng tăng cao đã khiến tỷ lệ lạm phát trong tháng 9 ở Hungary đã tăng lên 20,1%, mức cao nhất trong 25 năm qua.
Lạm phát tăng cao khiến người dân phải cân nhắc ký lưỡng trong chi tiêu. Ảnh: genbiz.com. Lạm phát tăng cao khiến người dân phải cân nhắc ký lưỡng trong chi tiêu. Ảnh: genbiz.com.

Trong tháng 8, tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức 15,6% và các chuyên gia cũng chỉ dự báo nó có thể tăng tối đa lên 19% trong tháng 9. Tuy nhiên, thực tế tốc độ lạm phát thậm chí còn tệ hơn.

Năng lượng là mặt hàng có tốc độ tăng giá cao nhất khi đắt hơn 62,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá khí đốt tăng 121% và giá điện tăng 28,9%. Giá lương thực cũng tăng đáng kể trong tháng 9 khi tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá bánh mỳ tăng 76,2%; pho mát tăng 68%, bơ và các sản phẩm từ sữa tăng 66,3% và trứng tăng 53,7%.

Lạm phát cũng khiến đồng nội tệ forint suy yếu trầm trọng. Tỷ giá hối đoái đối với đồng USD là 422,25 Forint và đối với đồng euro là 429,06 forint. Đây là đợt mất giá thấp nhất trong lịch sử của đồng tiền Hungary.

Nhằm kiềm chế lạm phát, vào cuối tháng 9, Ngân hàng Trung ương Hungary đã tăng lãi suất cơ bản thêm 1,25% lên 13% khiến Hungary trở thành nước có lãi suất cao nhất trong Liên minh châu Âu. Ngân hàng trung ương dự kiến ​​lạm phát sẽ còn tăng trong thời gian còn lại của năm 2022.

Trong số các nước thuộc Nhóm V4, Cộng hòa Séc có lạm phát cao thứ hai khi giá tiêu dùng tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mưc lạm phát hàng năm cao nhất kể từ tháng 12 năm 1993. Tại Ba Lan, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên 17,2% vào tháng 9. Slovakia là quốc gia duy nhất của V4, trong nhóm này thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu và do đó, phải tuân theo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Lạm phát tháng 8 ở Slovakia đã tăng lên 14% cũng là mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2000.


Theo VOV

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục