Hungary ban bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

0:00 / 0:00
0:00
Các lệnh trừng phạt EU áp đặt lên Nga đã khiến giá năng lượng trên khắp châu Âu tăng mạnh, gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở khu vực này.
Chính phủ Thủ tướng Viktor Orban thường không ủng hộ các biện pháp trừng Nga, đặc biệt là liên quan đến năng lượng, khí đốt. (Ảnh: hungarytoday.hu). Chính phủ Thủ tướng Viktor Orban thường không ủng hộ các biện pháp trừng Nga, đặc biệt là liên quan đến năng lượng, khí đốt. (Ảnh: hungarytoday.hu).

Ngày 13/7, Chính phủ Hungary đã ban bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng, đồng thời thông qua 7 biện pháp bao gồm hạn chế giới hạn giá khí đốt và điện ở mức tiêu thụ trung bình kể từ ngày 1/8.

Theo ông Gergely Gulyas, chánh văn phòng Thủ tướng, cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine và các lệnh trừng phạt EU áp đặt lên Nga đã khiến giá năng lượng trên khắp châu Âu tăng mạnh, gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở khu vực này. Quyết định của Chính phủ là một trong những biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích của các gia đình và nguồn cung cấp năng lượng của nền kinh tế Hungary.

Ông Gulyas cung cho rằng, trong những tháng gần đây, châu Âu rất có thể sẽ không có đủ khí đốt cho mùa sưởi ấm và mùa thu và mùa đông. Do đó, các biện pháp này sẽ đảm bảo rằng đất nước có đủ năng lượng vào mùa đông và kế hoạch giới hạn hóa đơn điện nước có thể được duy trì.

Theo kế hoạch 7 điểm của Chính phủ, sản lượng khí đốt trong nước sẽ được tăng từ 1,5 tỷ mét khối lên 2 tỷ mét khối hàng năm; việc khai thác các mỏ khí đốt có thể được gia tăng hơn nữa; Chính phủ cũng đã ủy quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại mua thêm khí đốt bởi hiện các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của Hungary mới chỉ ở mức 44%, chỉ đủ cho 3 tháng; Một biện pháp khác là Chính phủ đang đưa ra lệnh cấm xuất khẩu năng lượng, bao gồm cả củi; Ngoài ra, việc khai thác than non sẽ được đẩy mạnh và các khối tại nhà máy điện Matra chạy bằng than sẽ được khởi động lại; Chính phủ cũng sẽ bắt đầu kéo dài tuổi thọ của nhà máy điện hạt nhân Paks.

Hungary là một trong những quốc gia phải phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch từ Nga nhưng vào năm ngoái đã ký một thỏa thuận kéo dài 15 năm với tập đoàn năng lượng nhà nước khổng lồ Gazprom để mua khí đốt tự nhiên. Theo thỏa thuận này, Hungary sẽ nhận khoảng 65% dầu và 85% khí đốt từ Nga.


Theo TTXVN

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục