Qua đó, các doanh nghiệp nói riêng, TTCK nói chung không chỉ giữ chân, mà còn thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
“Thị trường cần nhiều công ty tốt có quy mô lớn”
Đại diện Quỹ Red River Holdings
TTCK có quá nhiều công ty niêm yết có quy mô nhỏ và thực chất không hoạt động như là các công ty đại chúng thực sự, do đó rất cần có các chính sách, biện pháp bảo vệ NĐT thiểu số. Trong khi đó, số lượng các công ty lớn, lành mạnh, với bề dày về quản trị công ty tốt thì còn hạn chế.
Thị trường cần nhiều công ty tốt có quy mô lớn để NĐT có thể đầu tư. Bởi các NĐT kiếm được lợi nhuận và có bảng thành tích tạo ra lợi nhuận tốt sẽ tạo ra sự tin tưởng và thu hút các NĐT mới tham gia thị trường.
Chúng tôi tin rằng, nếu Chính phủ tiếp tục thực hiện các cam kết về tái cấu trúc nền kinh tế, cải thiện tính minh bạch, củng cố quản trị doanh nghiệp và đảm bảo việc đối xử công bằng giữa các cổ đông, thì TTCK Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn.
“Thể chế về quản trị doanh nghiệpcần chi tiết và mạnh mẽ hơn”
Ông Tomaso Andreatta, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệpchâu Âu tại Việt Nam
Công tác quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thực sự trở thành trọng tâm trong quá trình đưa ra quyết định của DN. Các cơ quan quản lý cần tạo khung khổ thể chế chi tiết và mạnh mẽ hơn về quản trị doanh nghiệp, hướng đến việc tạo ra văn hóa quản trị doanh nghiệpvới mức độ tuân thủ cao hơn, đóng vai trò như một tiêu chuẩn trong hoạt động kinh doanh.
“Quản trị tốt, minh bạch, liêm chính và trách nhiệm”
Ông Phil Newman, Đại diện Nhóm Công tác quản trị và minh bạch,Diễn đàn doanh nghiệpViệt Nam
Việc thúc đẩy quản trị tốt, minh bạch, liêm chính và trách nhiệm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự phát bền vững. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp muốn hiểu rõ về các công cụ và thực tiễn mà các công ty quốc tế sử dụng để quản lý rủi ro tại Việt Nam; các điểm rủi ro chính và các chiến lược giảm thiểu rủi ro có thể áp dụng trong nội bộ; bằng cách nào các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có thể áp dụng các chiến lược đó và tiến hành thẩm tra doanh nghiệp với các nguồn lực hạn chế; vai trò của các chuẩn mực kế toán, các chuẩn mực của Việt Nam khác với các chuẩn mực toàn cầu như thế nào; cách thức hạn chế việc sử dụng tiền mặt và từ đó giảm bớt các phạm vi lạm dụng trong một công ty.
Các hội thảo sắp tới của chúng tôi sẽ tìm cách giải quyết những vấn đề này, đồng thời đề xuất các công cụ và biện pháp thực hiện để các doanh nghiệp Việt Nam có thể giảm thiểu rủi ro và nâng cao tính minh bạch, liêm chính.
“Nới lỏng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các DN”
Ông Shimon Tokuyama, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệpNhật Bản tại Việt Nam
Nhiều NĐT chiến lược Nhật Bản lựa chọn cách tham gia bộ máy quản trị tại nơi đầu tư và thu hồi vốn bằng cách tạo ra những giá trị mới tại nơi đầu tư đó. Bởi vậy, NĐT rất mong có những động thái tích cực về việc nới lỏng quy định liên quan tới hạn chế tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài vào các doanh nghiệpViệt Nam.
Bên cạnh đó, đứng từ quan điểm đa dạng hóa hình thức đầu tư, chúng tôi mong rằng, điều kiện thành lập công ty sở hữu vốn nước ngoài sẽ được làm rõ và thủ tục được đơn giản hóa.
“Áp dụng, nhân rộng những thông lệ quản trị hiện đại”
Ông Vũ Hoài Bắc, Chủ tịch Công ty Tư vấn GHC
Một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên những quốc gia thành công chính là quản trị tốt. Với nền tảng quản trị tốt, một đất nước dù lớn hay nhỏ, phong phú hay nghèo nàn về tài nguyên quốc gia vẫn có thể phát triển vượt bậc.
Nếu không thiết lập được nền quản trị tốt, thì dù nguồn tài nguyên trù phú thì quốc gia vẫn có thể thất bại. Một trong những giải pháp cải thiện quản trị nhà nước và doanh nghiệplà áp dụng nhanh, nhân rộng hơn nữa những thông lệ quản trị hiện đại, đổi mới tư duy bằng hàng động và ngay từ cách tiếp cận vấn đề.