Ảnh hưởng địa chính trị từ xung đột Nga-Ukraine kết hợp với sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do virus gây ra, thị trường bất ổn gần đây và triển vọng kinh tế xấu đi nhanh chóng khiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đấu tranh với các quyết định chiến lược quan trọng.
José Manuel Barroso, Chủ tịch Goldman Sachs International và là cựu chủ tịch của Ủy ban châu Âu cho biết: “Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã được đẩy nhanh bởi đại dịch và giờ đây là xung đột Nga-Ukraine, tất cả những xu hướng này đang làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về một thế giới tách rời”.
“Quá trình onshoring, tái quốc hữu hóa và khu vực hóa đã trở thành xu hướng mới nhất của các công ty và điều này làm chậm tốc độ toàn cầu hóa”, ông nói và cho biết thêm: “Toàn cầu hóa phải đối mặt với lực cản từ chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa nativism, chủ nghĩa sô vanh (Chauvinism) hoặc thậm chí đôi khi là bài ngoại và đối với tôi, điều đó không rõ yếu tố nào sẽ giành chiến thắng”.
Theo người đứng đầu một trong những tập đoàn cổ phần tư nhân lớn nhất thế giới, “hầu như không ai nhìn thấy” những điều kiện này “trong suốt quá trình đầu tư của họ”. Chip Kaye, Giám đốc điều hành của Warburg Pincus cho biết, địa chính trị đã không phải là một vấn đề được nhắc đến nhiều kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ và điều này đã “cung cấp một lượng oxy nhất định cho tăng trưởng toàn cầu”.
Tuy nhiên, địa chính trị giờ đây là “tiền đề và trung tâm” của các quyết định đầu tư giống như “thách thức khá lớn đối với giá tài sản” do nhiều năm lạm phát giảm và lãi suất thấp kết thúc.
Thảo luận về việc loại bỏ tính toàn cầu hóa của các doanh nghiệp đa quốc gia đã tăng lên trong những tuần gần đây. Theo nhà cung cấp dữ liệu Sentieo, số lượt đề cập đến nearshoring, onshoring and reshoring tại cuộc họp công bố kết quả kinh doanh và hội nghị nhà đầu tư đang ở mức cao nhất kể từ năm 2005.
Số lượt đề cập đến nearshoring, onshoring and reshoring tại cuộc họp công bố kết quả kinh doanh và hội nghị nhà đầu tư đang ở mức cao nhất kể từ năm 2005 |
Chủ đề này cũng sẽ là chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự của những nhà lãnh đạo thế giới tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos trong tuần này. Kể từ cuộc họp cuối cùng vào tháng 1/2020, các sự kiện thế giới đã bị xáo trộn các chuỗi cung ứng làm nền tảng cho toàn cầu hóa.
Jonathan Grey, Chủ tịch của Tập đoàn Blackstone Group cho biết: “Các công ty đang nói rằng, chúng tôi cần quá trình sản xuất của mình gần gũi hơn với khách hàng”.
Người đứng đầu công ty dược phẩm lớn nhất châu Á cho biết, thời đại toàn cầu hóa dựa trên chức năng thuê ngoài để cắt giảm chi phí đã qua.
Christophe Weber, Giám đốc điều hành của Công ty dược phẩm lớn nhất châu Á Takeda Pharmaceutical của Nhật Bản cho biết, các nhà sản xuất dược phẩm sẽ tiếp tục tìm kiếm sự tăng trưởng ở các thị trường quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc vì tiềm năng cao, nhưng trọng tâm của công ty đã chuyển sang một hình thức toàn cầu hóa bền vững hơn: “Đó là vấn đề về việc loại bỏ rủi ro trong chuỗi cung ứng”.
“Sẽ là ngắn gọn nếu nói rằng toàn cầu hóa đã kết thúc nhưng toàn cầu hóa mà mọi người nghĩ đến giờ không còn đúng nữa. Toàn cầu hóa tồn tại cách đây vài năm, thương mại không có ràng buộc và ý tưởng thế giới phẳng đã kết thúc”, ông cho biết.
Theo Rachid Mohamed Rachid, Chủ tịch của Tập đoàn thời trang Valentino và Balmain cho rằng, các ngành công nghiệp tiêu dùng cũng đang trải qua sự chuyển dịch khỏi toàn cầu hóa.
“Một số công ty xa xỉ đang suy nghĩ lại về chiến lược của họ, vốn có xu hướng phụ thuộc nhiều vào thương hiệu toàn cầu khi bán cho khách du lịch và vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới. Các cửa hàng ngày nay ở London, Paris hoặc Milan hiện đang phục vụ cho cư dân địa phương của họ nhiều hơn trước đây”, ông cho biết.
Trong hai năm qua, các công ty đã bắt đầu “hướng tới địa phương và bắt đầu hành động tại địa phương thay vì hành động trên toàn cầu. Ở các thị trường khác nhau như Mỹ, châu Âu, châu Á, thậm chí cả các thị trường nhỏ hơn như châu Mỹ La Tinh và châu Phi, mọi người đang tìm kiếm thị trường địa phương ngay bây giờ và tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều hoạt động địa phương diễn ra”.
Dominik Asam, Giám đốc tài chính của Airbus cảnh báo điều này có thể gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
“Nếu một phần có ý nghĩa của hàng thập kỷ tăng năng suất do toàn cầu hóa thúc đẩy bị đảo ngược trong một thời gian ngắn, điều này sẽ khiến lạm phát tăng cao và dẫn đến một cuộc suy thoái lớn kéo dài. Đây chính là lý do tại sao tôi tin rằng các cường quốc kinh tế lớn sẽ đi đến kết luận rằng họ phải làm mọi thứ có thể để ngăn chặn một viễn cảnh tàn khốc như vậy”, ông cho biết.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank), Joachim Nagel đã liệt kê phi hạt nhân hóa là một trong những nhân tố sẽ “làm tăng thêm áp lực lạm phát” cùng với quá trình khử cacbon và nhân khẩu học.
“Sự chuyển hướng khỏi toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi căng thẳng địa chính trị và mong muốn giảm phụ thuộc kinh tế”, ông cho biết sau cuộc họp giữa các bộ trưởng tài chính G7 và thống đốc ngân hàng trung ương.