(ĐTCK) Với chủ đề “Bắt đầu quý II một cách mạnh mẽ hơn”, HSBC Global Research vừa công bố bản báo cáo về kinh tế vĩ mô - triển vọng thị trường Việt Nam số tháng 5/2013 bằng cái nhìn lạc quan dè dặt.
Dần lấy lại đà tăng trưởng
Báo cáo nhận định, tại nhiều thị trường trên thế giới, các ngân hàng trung ương đang làm tất cả những gì có thể để thúc đẩy tăng trưởng cho vay, nhằm cung cấp sự hậu thuẫn cần thiết để tăng cầu. Nhưng ở Việt
Nam
, NHNN và Chính phủ đang thắt chặt hầu bao để dần dần dứt các công ty nhà nước vốn phụ thuộc vào tín dụng khỏi sự cứu trợ cả đời. HSBC tin một chiến lược tăng trưởng được lèo lái bởi năng suất là điều rất quan trọng đối với Việt
Nam
để nâng chất lượng phát triển. Do đó, quyết định ưu tiên chất lượng tăng trưởng hơn là tăng trưởng bằng mọi giá vào năm 2011 đã thay đổi con đường mà nền kinh tế Việt Nam đang và sẽ đi, dẫn tới sự phát triển bền vững hơn.
Trong khi Chính phủ ưu tiên cho chiến lược ổn định kinh tế vĩ mô và các giải pháp để giải quyết những vấn đề đã tồn tại từ lâu, khu vực tư nhân hiệu quả - đặc biệt là các khu vực sản xuất và nông nghiệp sử dụng nhiều lao động - đang hỗ trợ sự phát triển bình thưởng của nền kinh tế. Bất kể tăng trưởng toàn cầu thấp, xuất khẩu của Việt
Nam
đang tăng với đà hai con số. Nhập khẩu linh kiện bắt đầu tăng cho thấy dòng xuất khẩu sẽ có khả năng duy trì mạnh trong suốt năm nay. FDI tăng và phần nhiều trong số đó được hướng tới khu vực sản xuất đang thúc đẩy tăng trưởng công ăn việc làm. Với đà tăng giá thực phẩm đang chậm lại, nghiên cứu của HSBC kỳ vọng lạm phát toàn phần tại Việt
Nam
sẽ thấp hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái vào quý II năm nay, hỗ trợ cho sức mua của người tiêu dùng.
“Để động lực tăng trưởng được duy trì trong lâu dài, chúng tôi tin Việt
Nam
cần xây dựng một hệ thống tài chính khuyến khích người dân tiết kiệm và đầu tư để tận dụng các thế mạnh về nhân khẩu học và địa lý”, báo cáo khuyến nghị.
Sản xuất: cái van an toàn
Thực tế cho thấy, Việt
Nam
vẫn ở giai đoạn đầu của một chu kỳ phát triển, phần lớn dân số (70%) vẫn sống ở khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa là chỉ cần đưa người dân đang sinh sống nhờ vào nông nghiệp vào các nhà máy thì sẽ giúp tăng mạnh sản lượng quốc gia. Dòng vốn FDI đang thúc đẩy và tạo đà cho quá trình này. Từ đầu năm tới nay, vốn FDI đã tăng 57,3% so với cùng kỳ, trong đó 84,8% chảy vào sản xuất. Việc mở rộng khu vực sản xuất đã giảm nhẹ hậu quả của quá trình giảm vay vốn vốn đã làm trì trệ tiêu dùng và đầu tư.
Chỉ số PMI ngành sản xuất của HSBC trong tháng 4 cho thấy hoạt động sản xuất tại Việt
Nam
đang gia tăng. Điều đáng chú ý nhất là chỉ số công việc đã tăng, tín hiệu cho thấy nhu cầu đang dần tăng cũng như các kế hoạch mở rộng sản xuất của khối DN. Chỉ số các đơn hàng xuất khẩu mới vẫn ở trong trạng thái mở rộng nhưng có giảm nhẹ do nhu cầu trong khu vực và từ các thị trường châu Âu, Nhật Bản yếu hơn. Tuy nhiên, chỉ số đơn đặt hàng xuất khẩu mới đạt trên 50 điểm cho thấy nhu cầu bên ngoài đối với hàng hóa Việt
Nam
vẫn mạnh mẽ hơn ở những thị trường khác. Phần lớn lý do là việc tăng mạnh đầu tư nước ngoài vào sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử. Các công ty đang gia tăng mua hàng để bù vào lượng hàng tồn kho giảm và số lượng bán tăng.
Vẫn còn những quan ngại
Thông qua việc phân loại các ngân hàng mạnh và yếu, Chính phủ đã tiến hành bước đi đầu tiên quan trọng trong công cuộc cải cách tài chính. Việc thành lập công ty quản lý tài sản AMC vẫn chưa có thời hạn rõ ràng. Tuy nhiên, điều này không thay đổi quan điểm của HSBC rằng vấn đề nợ xấu sẽ không thể được giải quyết, trừ khi có một khung pháp lý tốt hơn về nợ xấu hoặc phải bơm vốn tư nhân hay nước ngoài mà không phải từ khu vực công vào các ngân hàng cần được cơ cấu.
Báo cáo nhận xét: “Lựa chọn khó khăn khi giảm đà tăng trưởng lại đã làm lộ ra những kẽ nứt trong nền kinh tế Việt
Nam
, nhưng đó là bước đi cần thiết quan trọng. Một nền kinh tế vĩ mô ổn định hơn sẽ có nhiều khả năng dẫn tới những cải cách cơ bản quan trọng”.
Bên cạnh đó, giá thực phẩm trong nước đang tăng, các chi phí khác cũng tiếp tục tăng. Trong khi ngành sản xuất đang tăng trở lại thì các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đang bị tác động của đợt sụt giá của thị trường thế giới. Kết quả là trong khi xuất khẩu hàng điện tử và may mặc tăng, phần lớn các ngành xuất khẩu liên quan đến hàng hóa giảm trong tháng 4 tính từ đầu năm đến nay.
Và những khuyến nghị
Báo cáo cho rằng, quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam
vẫn còn những thách thức lớn. Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn nữa sẽ củng cố niềm tin vào cam kết của Chính phủ trong việc tạo lập một nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng. Việt
Nam
đã đặt ra chỉ tiêu đến năm 2015 hoàn thành việc tái cấu trúc ngành tài chính và khu vực quốc doanh. Tuy nhiên, một kế hoạch cụ thể cho mục tiêu này chưa được công bố. Nếu như những cam kết của Chính phủ được chuyển hóa thành giải pháp cụ thể thì các cuộc thảo luận sẽ mang tính xây dựng và được thúc đẩy bởi tham vọng làm cho Việt
Nam
trở thành một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao hơn.
“Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2013 - 2020, nêu rõ các mục tiêu cải tổ. Chúng tôi không kỳ vọng một kế hoạch cải cách lớn sẽ được đưa ra trong ngắn hạn, vì cuộc tranh luận về tái cấu trúc các tập đoàn nhà nước vẫn còn chưa ngã ngũ. Nhiều khả năng Chính phủ sẽ thực hiện việc tái cấu trúc theo dạng vừa làm vừa rút kinh nghiệm, thay vì tiến hành triệt để một cuộc cải tổ lớn”, Báo cáo nhận định.