Kinh tế vĩ mô tiếp sức cho TTCK

(ĐTCK) Trước thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai, thị trường chứng khoán (TTCK) có thêm yếu tố này hỗ trợ nên vẫn có diễn biến khả quan sau khi liên tiếp tăng điểm kể từ phiên khai Xuân 2019. 
Kinh tế vĩ mô tiếp sức cho TTCK
  1. Tuy nhiên, hội nghị ngày 28/2 khép lại với kết quả đàm phán không như mong đợi, TTCK Việt Nam và không ít nước khác giảm điểm mạnh ngay trong phiên.

  2. Nhiều ý kiến nhìn nhận, sự giảm điểm trên TTCK Việt Nam mang tính tâm lý nhiều hơn là do tác động bởi các yếu tố cơ bản, nhất là yếu tố nội tại của nền kinh tế. Những con số mới nhất về tình hình kinh tế 2 tháng đầu năm được Chính phủ phân tích tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2019, tổ chức ngày 1/3 cho thấy, bức tranh kinh tế tiếp tục có thêm những diễn biến tích cực.

    Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, nhiều năm trước, vốn FDI giải ngân thường chậm trong những tháng đầu năm, nhưng 2 tháng đầu năm 2019 đạt mức tăng cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 3 năm trở lại đây, khi vốn thực hiện đạt 2,58 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2018.

  3. Ðáng chú ý, giá trị góp vốn, mua cổ phần tăng 4 lần so với cùng kỳ. Tính chung, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần đạt 8,47 tỷ USD, tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ. Về lạm phát cơ bản, trong tháng 2/2019 tăng 0,48% so với tháng 1 và tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước.

  4. Ðây là mức độ tăng nhẹ. Tính chung, 2 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm trước tăng 9,25%). Trong 2 tháng đầu năm, cả nước có gần 16.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 14,6% về số doanh nghiệp, nhưng tăng 25,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Có trên 10.000 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 48,2% so với cùng kỳ...

    Mặc dù có những diễn biến tích cực, nhưng nền kinh tế đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức như vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 2 giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước; một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực giảm mạnh; năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, sức chống chịu với các tác động bên ngoài chưa cao.

    Liên quan đến hướng khắc phục những hạn chế trên, qua đó hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại nhận định của Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế về một số rủi ro từ bên ngoài, gồm căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và chỉ đạo, Việt Nam phải biến nguy cơ thành thời cơ, chuẩn bị đón dòng vốn đầu tư mới trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Thủ tướng nhìn nhận, đất nước chưa bao giờ có điều kiện thuận lợi cho phát triển vượt bậc như hiện nay.

    Ðể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh hơn, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo mở rộng tín dụng, giảm lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên. Bộ Kế hoạch và Ðầu tư lên chương trình, kế hoạch đẩy mạnh xúc tiến, tạo mọi thuận lợi cho thu hút FDI, nhất là các tập đoàn đa quốc gia công nghệ cao.

    Không chỉ được tiếp sức bởi ổn định vĩ mô, triển vọng tăng trưởng kinh tế thêm tích cực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, tại Phiên họp thường kỳ tháng 2/2019, Chính phủ còn chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai các giải pháp phát triển TTCK lành mạnh.

  5. Theo đó, Bộ Tài chính tập trung tìm các giải pháp phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCK, dịch vụ tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp huy động trực tiếp nguồn vốn với chi phí thấp, đồng thời chia sẻ gánh nặng về huy động vốn và rủi ro cho hệ thống ngân hàng...

    Phiên 1/3, TTCK hồi phục phân nửa mức điểm đã mất trong phiên trước đó. Niềm tin được củng cố, thị trường đang được kỳ vọng vững tiến lên những ngưỡng điểm cao hơn.

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục