Nó cũng gây nên những tranh luận trong giới chuyên gia về một cuộc khủng hoảng dầu lửa mới, đòi hỏi Mỹ phải giải phóng kho dự trữ dầu chiến lược và việc giá dầu tăng cao sẽ phá hỏng các mục tiêu tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhưng các thị trường đang thực sự nói gì?
Cho đến nay, phản ứng của thị trường dầu là hoàn toàn ôn hòa. Mức tăng tối đa mới chỉ là 5 USD/thùng với giá dầu giao ngay và một nửa số này với giá dầu giao sau. Giá giao ngay của dầu thô Brent đã tăng 4,5% (khoảng 5 USD/thùng) khi bạo lực xảy ra ở Mosul và sau đó lan rộng ra các khu vực khác thuộc quyền kiểm soát của nhà nước hồi giáo Iraq và của lực lượng nổi dậy Isis.
Giá dầu giao sau (5 năm) cũng tăng, mặc dù chỉ khiêm tốn ở mức 3% (khoảng 3 USD/thùng). Giá chỉ nhích lên một chút sau khi quân đội giao tranh với quân nổi dậy xung quanh nhà máy lọc dầu ở Baiji, nơi cung cấp dầu diesel và xăng cho Baghdad.
Cho đến nay, tình hình ở Iraq vẫn chưa ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu của nước này. Chỉ duy nhất một lần gián đoạn xảy ra hồi tháng 3, khi đường ống dẫn dầu từ mỏ Kirkuk ở phía Bắc sang Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ gặp vấn đề.
Sản lượng xuất khẩu ở khu vực phía Nam Iraq dự kiến sẽ đạt 2,8 triệu thùng/ngày vào tháng 7, một mức cao trong vòng 30 năm, và có thể còn tăng thêm khi hạ tầng xuất khẩu mới được đưa vào sử dụng. Xuất khẩu dầu từ khu vực KRG phía Bắc hiện vào khoảng 120.000 thùng/ngày và vẫn không bị ảnh hưởng bởi tình hình xung đột. Sản lượng nơi đây được dự báo sẽ tăng thêm 100.000 thùng/lượng vào cuối năm nay.
Rủi ro đáng kể nhất nằm ở một vùng phía Bắc khác, thường được gọi là “Tam giác Sunni”, bao gồm Kirkuk, với sản lượng từng là 650.000 thùng/ngày, nay giảm còn khoảng 400.000 thùng/ngày, chủ yếu từ mỏ Kirkuk, hiện dưới quyền kiểm soát của KRG. Nhưng sản lượng này có thể tăng lại.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã ước tính sản lượng từ OPEC năm 2014 sẽ là 30,1 triệu thùng/ngày, trong khi sản lượng gần đây là khoảng 30 triệu thùng/ngày. Điều đó cho thấy, có vẻ như các thị trường đã thu hẹp. Tuy nhiên, IEA chỉ dự báo tăng trưởng sản lượng của Mỹ năm nay là 850.000 thùng/ngày, trong khi từ đầu năm đến nay, mức tăng trưởng của nước này đã là 1,35 triệu thùng/ngày.
Mặc dù vậy, điều đó không làm cho các sự kiện ở Iraq ít đáng lo ngại hơn với các thị trường dầu lửa. Trong cuộc khủng hoảng Libya trước đây, sản lượng dầu bị suy giảm bởi cuộc nội chiến hay xung đột quốc tế chỉ khoảng 500.000 thùng/ngày. Sau sự kiện Libya, sản lượng dầu đã tăng lại, lần đầu tiên đạt mức 2 triệu thùng/ngày và gần đây đã vượt 3,5 triệu thùng/ngày, bất kể các biện pháp trừng phạt Iran.
Đáng ngạc nhiên, giá dầu không thay đổi nhiều và trên thực tế, giá dầu Brent, giá chuẩn toàn cầu, đã ở mức bình quân 110 USD/thùng trong suốt 3 tháng xảy ra cuộc khủng hoảng Libya, khi các nguồn cung thiếu hụt được bù đắp bởi sản lượng tăng thêm từ Ả-rập Xê-út và Mỹ, với khoảng 1 triệu thùng/ngày mỗi năm.
Nhưng với rủi ro đổ vỡ chính trị ở Iraq và nguy cơ xung đột nội bộ ở nhiều quốc gia dầu lửa khác, đang có những lo ngại có cơ sở về năng lực cung cấp của OPEC trong tương lai.
Các tình huống tiềm tàng khác cũng phải được xem xét. Với nhiều người, vấn đề lớn hơn không phải là điều gì xảy ra hôm nay hay ngày mai, mà là sự nổi lên của Isis có ý nghĩa gì với ngành dầu khí của nước này trong dài hạn.
Ngay cả trong trường hợp tốt nhất, năng lực xuất khẩu dầu của Iraq ở vùng vịnh cũng có thể bị giới hạn ở mức 4 triệu thùng/ngày. Nếu hệ thống đường ống chiến lược Bắc - Nam bị ngừng hoạt động lâu dài bởi xung đột chính trị, cán cân toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Việc sử dụng các đường ống xuyên Thổ Nhĩ Kỳ là cần thiết để Iraq đạt được mức xuất khẩu trên 4 triệu thùng/ngày.
Với việc lực lượng dân quân KRG kiểm soát mỏ Kirkuk, hiện vẫn có khả năng nguồn cung từ mỏ này bị gián đoạn, liên quan đến đường ống dẫn qua Thổ Nhĩ Kỳ.