Cơ quan năng lượng quốc tế ước tính, sản lượng dầu của Iraq sẽ tăng vọt từ mức 2,5 triệu thùng/ngày hiện tại lên 4,4 triệu thùng/ngày vào năm 2015 và đến năm 2020 sẽ lên xấp xỉ 6 triệu thùng/ngày. Các dự báo khác thậm chí còn lạc quan hơn.
Nhưng khi rất nhiều sự kiện xảy ra kể từ năm 1980, chiến tranh, các cuộc trừng phạt và các cuộc cải cách quốc gia đã hạn chế tiềm năng khổng lồ của quốc gia sản xuất dầu lớn thứ hai trong khối OPEC. Khả năng khôi phục xuất khẩu dầu miền Bắc Iraq, của đầu tư và hiện đại hóa miền Nam, đã giảm đi đáng kể ngày hôm nay.
Bạo lực đã làm ngưng trệ hệ thống lọc dầu Baiji lớn nhất Iraq từ ngày 18/6. Baiji sản xuất ra 170.000 thùng/ngày dầu xăng và các sản phẩm khác. Nguồn cung dầu miền Bắc Iraq và tại Baghdad giờ đây lại đối mặt với thiếu hụt.
Mặc dù có rất ít khả năng phía nam Shia, nơi sản xuất đến 90% dầu của Iraq, sẽ rơi vào kiểm soát của phe nổi dậy, nhưng khả năng bị phá hoại và khủng bố lại rất cao do bất ổn chính trị tiếp diễn. Sau các cuộc đọ sức và mâu thuẫn giáo phái, sẽ phải mất thời gian dài để phục hồi. Diễn biến bất lợi này do đó cũng không thu hút được người ngoài đầu tư vào các cơ sở khai thác dầu mới tại quốc gia này.
Chỉ có một mẩu tin tích cực rất nhỏ là khu vực bán tự trị Kurdish của Iraq đang cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó hai tàu chở dầu khác sắp sửa cập cảng Thổ Nhĩ Kỳ, thêm vào với hai tàu trước đó trong tháng. Kurds đã quản lý khu vực dầu chính của miền Bắc, Kirkuk, và tuyên bố đã xây dựng liên kết từ mỏ này tới ống xuất dầu của chính mình chỉ trong một vài ngày.
Nhưng bên mua vẫn tỏ ra lo ngại: chính quyền trung ương của Iraq nói sẽ kiện bất kỳ bên nào tham gia vào những hoạt động mà họ cho là xuất khẩu trái phép.
Thông tin xấu của Iraq diễn ra giữa những mối lo khác. Xuất khẩu từ Syria, từng đạt sản lượng gần 400.000 thùng/ngày, đã tụt xuống gần như bằng 0. Những kỳ vọng rằng Libya sẽ khôi phục lại năng suất đã tụt xuống. Sản lượng của quốc gia này từng quay trở lại 1,5 triệu thùng/ngày nhanh chóng sau cuộc chiến tranh năm 2011, trước sự ngạc nhiên của bên ngoài, nhưng giờ đây, sản lượng đã rơi trở lại xuống dưới mức trước đó.
Sự lo sợ đang lên cao. Nhà đầu tư lo rằng, hỗn loạn và ngưng trệ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các mỏ dầu vốn dĩ đã dễ bị tổn hại của Libya. Chừng nào hoạt động sản xuất dầu của Iraq vẫn còn ngừng trệ, sẽ vẫn còn mối nguy lớn treo lơ lửng.
Giờ đây, cổ phiếu toàn cầu vẫn đang diễn biến tốt và những tổn hại chính từ những sự kiện ở Iraq vẫn mới chỉ là dự đoán, chứ chưa phải là thực tế. Giá dầu thô Brent tăng nhẹ sau khi các cuộc đụng độ trở nên căng thẳng, nhưng ngay sau đó lại giảm nhẹ xuống dưới 115 USD/thùng. Kết thúc phiên thứ Sáu tuần trước, giá dầu giảm 25 cent xuống 114,81 USD/thùng – tính chung cả tuần giá đã tăng 1,4 USD.
Thị trường cổ phiếu Mỹ cuối tuần vừa rồi thậm chí tăng cao lên mức kỷ lục. Sự kiện Quỹ Dự trữ Liên bang đưa ra dấu hiệu hỗ trợ nền kinh tế đã át đi những nỗi lo về ảnh hưởng của khủng hoảng tại Iraq.
“Giờ đây, thứ duy nhất đã tăng lên là sự bất ổn - vẫn có việc thiếu hụt nguồn cung thực tế ở Iraq. Tại đây, mọi người có thể dự tính nhiều kịch bản nguồn cung và diễn biến giá khác nhau”, Tchilinguirian, chiến lược gia tại BNP Paribas nhận xét.
Ả-rập Xê-út có thể sản xuất nhiều dầu hơn - lên tới 1 triệu thùng/ngày - và nước Mỹ có thể xuất nhiều dầu thô hơn từ Dự trữ dầu chiến lược của mình. Nhưng trong trung hạn, viễn cảnh vẫn ảm đạm. Không nhất thiết tất cả mọi yếu tố này đều phải đi đúng hướng để giúp cho dầu sẽ vẫn đảm bảo đủ nguồn cung và giá cả sẽ vẫn duy trì ở mức các ngành công nghiệp kỳ vọng. Nhưng đôi khi, những sự kiện tồi tệ sẽ đến cùng một lúc.