Trong thời gian gần đây, các nhà đầu tư này lại gặp thêm những khó khăn khác. Chủ yếu bởi nền kinh tế Mỹ vừa thoát khỏi một mùa đông ảm đạm và châu Âu tạm thời hết giảm phát, khiến trái phiếu chính phủ rớt mạnh, trong khi nhà đầu tư muốn lãi suất cao hơn từ một số trái phiếu an toàn nhất thế giới.
Trong nhiều trường hợp, trái phiếu chính phủ giảm mạnh hơn lượng nợ có độ rủi ro cao từ các chính phủ và công ty được xếp hạng thấp hơn. Điều này trái ngược với những gì thường xảy ra (những trái phiếu chính phủ ít rủi ro được xem là nơi trú ẩn an toàn khi thị trường biến động). Điều trái ngược trên có thể do lãi suất theo mức nợ an toàn nhất là cực kỳ thấp (và do đó cần phải tăng nhanh hơn vì nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi); và điều này đã làm đảo lộn kiểu đầu tư thường thấy.
Do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị nâng lãi suất cơ bản vào khoảng thời gian tới trong năm, các nhà đầu tư cần phải tìm kiếm các nguồn thu nhập thường xuyên và có khả năng đối phó tốt hơn với biến động, trong khi vẫn bảo toàn giá trị đầu tư của họ.
Đáng mừng là hiện nay đã có các chiến lược thận trọng để giúp nhà đầu tư vượt qua giai đoạn biến động này. Chiến lược cơ bản nhất trong số này, và có thể là hiệu quả nhất, là phải nắm giữ một giỏ gồm nhiều tài sản tạo thu nhập truyền thống và phi truyền thống.
Tổng thể, chúng tôi phân các tài sản tạo thu nhập vào ba phân khúc dựa trên lợi nhuận:
• Tài sản giữ gìn (Preservation assets): cho lợi nhuận thấp nhất, chủ yếu bao gồm các khoản là "nơi trú ẩn an toàn" như trái phiếu chính phủ cấp cao nhất từ các thị trường phát triển và trái phiếu doanh nghiệp chất lượng cao.
• Tài sản duy trì (Maintenance assets): cho lợi nhuận cao hơn một chút (khoảng 5%), bao gồm cả tài sản truyền thống (ví dụ: trái phiếu thị trường mới nổi cao cấp) và phi truyền thống (ví dụ: cổ phiếu có cổ tức).
• Tài sản nhiều lợi nhuận (Aspirational assets): cho lợi nhuận cao nhất, bao gồm trái phiếu doanh nghiệp nhiều lợi nhuận từ các thị trường phát triển và châu Á, trái phiếu doanh nghiệp bằng đồng rupee Ấn Độ, cũng như một số kênh thu nhập phi truyền thống như cổ phiếu ưu đãi.
Đối với một nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận rủi ro vừa phải, một giỏ hàng theo đó sẽ chứa khoảng 2/5 trái phiếu và các loại chứng khoán truyền thống có thu nhập cố định khác, 1/5 tài sản thu nhập không cốt lõi và 2/5 là các cổ phiếu có cổ tức.
Tuy nhiên, vì những logic lâu nay của thị trường trái phiếu đã biến đổi hoàn toàn thời gian gần đây, tôi tin rằng nên cẩn thận khi giảm bớt đầu tư vào nhóm đầu tiên, bởi lẽ những tài sản lâu nay “an toàn” giờ không còn sức kháng cự với tình hình ngày càng biến động và có vẻ dễ bị tổn thương khi lãi suất tăng.
Thay vào đó, nhà đầu tư có thể xem xét tăng tỷ lệ đầu tư vào nhóm thứ hai. Cụ thể, đầu tư vào các quỹ thu nhập cố định ‘không bị giới hạn' và trái phiếu nhân dân tệ cao cấp có thể được lợi nhuận cao, đồng thời bớt biến động trong giỏ đầu tư này. Trái phiếu nhân dân tệ có mối quan hệ không lớn với các loại tài sản khác, vốn có tác dụng như yếu tố phòng thủ vững chắc trong thời kỳ bất ổn.
Và trên hết, đầu tư vào nhóm 3 có thể tăng lợi nhuận đầu tư.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tự bảo hiểm rủi ro tiền tệ đối với trái phiếu chính phủ không phải bằng USD và trái phiếu doanh nghiệp cấp cao từ thị trường phát triển, bởi lợi nhuận từ các trái phiếu này không thể kháng cự với biến động tỷ giá hối đoái.
Tại sao phải bảo hiểm rủi ro đối với USD? Bởi vì chúng tôi hy vọng, điều này sẽ tốt hơn so với các đồng tiền chủ yếu khác khi Fed tăng lãi suất dần dần, trong khi các ngân hàng trung ương hàng đầu khác như Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đang tiếp tục các biện pháp kích thích tiền tệ.
Các nhà đầu tư cũng nên xem xét giảm đầu tư trong các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất như quỹ tín thác đầu tư bất động sản hay những sản phẩm như trái phiếu chuyển đổi và cổ phiếu ưu đãi.
Trong khi các nhà đầu tư có thể tiếp tục kỳ vọng vào lợi nhuận trong thế giới đang ở mức lãi suất thấp hiện nay, chúng tôi tin rằng, nhà đầu tư nào duy trì danh mục đầu tư đa dạng sẽ có thể tìm thấy nguồn thu nhập bền vững.