Không công ty Nhật Bản nào phá sản năm 2016, nhưng không thể... ăn mừng

(ĐTCK) Các công ty Nhật Bản vừa kết thúc năm tài chính vào cuối tuần trước với kỷ lục mới: không một doanh nghiệp nào trong số 4.000 công ty đại chúng nộp đơn xin phá sản. Tuy nhiên, không có lý do gì để ăn mừng điều này.
Không công ty Nhật Bản nào phá sản năm 2016, nhưng không thể... ăn mừng

Đây là lần đầu tiên trong 26 năm qua, con số công ty xin phá sản rơi xuống bằng 0.

Theo các chuyên gia kinh tế, môi trường lãi suất thấp, các khoản vay ưu đãi từ Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang duy trì sự sống của những công ty zombie – công ty gặp khó khăn dài hạn trong việc tạo ra lợi nhuận hoặc không có khả năng trả lãi suất cho những khoản nợ.

“Điều này hoàn toàn không lành mạnh. Quy luật kinh doanh thông thường đang không hoạt động tại Nhật Bản. Khi không có công ty kém hiệu quả nào bị đào thải, sẽ không còn chỗ cho những công ty mới ra đời”, Martin Schulz, nhà kinh tế học tại Fujitsu Research Institute (Tokyo) cho biết.

Không công ty Nhật Bản nào phá sản năm 2016, nhưng không thể... ăn mừng ảnh 1

 Số doanh nghiệp Nhật Bản phá sản giảm xuống bằng 0 trong năm tài chính 2016

Con số các doanh nghiệp phá sản tại Nhật Bản đã liên tục giảm trong 8 năm qua, theo Schulz,

Trong khi chính quyền Nhật Bản cho rằng, việc ít công ty phá sản cho thấy thành công của nền kinh tế, tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế lại nhận định, việc các công ty zombie được duy trì sự sống sẽ làm tệ hơn sự thiếu hụt lao động tại doanh nghiệp mới, bóp méo cạnh tranh và đặt thêm áp lực lên giá cả hàng hóa.

Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất đang gặp vấn đề với những công ty zombie.

Tại Hàn Quốc, nơi ngành công nghiệp vận tải biển đang gặp nhiều khó khăn vì suy giảm thương mại toàn cầu, các ngân hàng có cổ phần nhà nước trong tháng trước đã đồng ý cung cấp các khoản vay trị giá 2,6 tỷ USD cho Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering Co, đồng thời thực hiện các chương trình hoán đổi nợ thành cổ phiếu để ngăn công ty này phá sản.

Đây là lần thứ hai trong chưa tới 2 năm, doanh nghiệp ngành vận tải biển này phải nhận chương trình cứu trợ.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, theo He Fan, nhà kinh tế học tại Đại học Renmin (Bắc Kinh), khoảng 10% các công ty đại chúng tại quốc gia này là những công ty zombie, được duy trì sự sống bằng những hỗ trợ từ chính quyền và các nhà băng. Nhiều ngân hàng tiếp tục cho các doanh nghiệp này vay tiền, bởi họ không muốn phải tự mình giải quyết khối nợ xấu. Trong khi đó, chính phủ lại sợ tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, cùng nhiều những rắc rối khác khi các công ty này biến mất.

Lam Phong (Theo Bloomberg)

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục