Hơn 1.000 binh sĩ của Tổng thống Nga đang hoạt động bên trong lãnh thổ Ukraine, cung cấp vũ khí hiện đại và tư vấn cho phiến quân ly khai, Tổ chức Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho biết hôm qua. Tình trạng leo thang, mà Nga cũng thừa nhận, khiến Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và các lãnh đạo EU phải lên tiếng cảnh báo và cho biết sẽ bàn bạc để cùng đưa ra các biện pháp trừng phạt mới trong tuần này.
Từ tháng 3, Mỹ và EU đã cố tìm kiếm các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm buộc ông Putin phải từ bỏ nỗ lực gây bất ổn ở Đông Ukraine, trong khi chỉ gây thiệt hại tối thiểu cho các công dân Nga và các nền kinh tế cũng như doanh nghiệp châu Âu và Mỹ.
“Đã có nhiều cố gắng trong nhiều năm để tìm ra một ‘viên đạn bạc’, hay một ‘gây gậy vàng’, và tôi tin chắc rằng, nó không tồn tại”, Gary Hufbauer, một chuyên gia về trừng phạt của Viện Nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson ở Washington, nói. “Thứ tồn tại là các biện pháp rất, rất nặng đô. Đó không phải là những gì mà Mỹ và Đông Âu đang làm”.
Cho đến nay, các nỗ lực trừng phạt đã thất bại, các cựu quan chức của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận. Các biện pháp mới sẽ phải đánh sâu hơn, rộng hơn, làm cho Nga khó khăn hơn.
Mở rộng trừng phạt
Tháng trước, Mỹ và EU đã mở rộng các biện pháp trừng phạt của mình đối với nền kinh tế 2.000 tỷ USD của Nga. Hôm 29/7, EU đã đồng ý không cho các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước của Nga được bán cổ phần hay trái phiếu tại châu Âu; hạn chế hoạt động xuất khẩu các thiết bị nhằm hiện đại hóa ngành dầu mỏ, một trụ cột của nền kinh tế Nga; và cô lập hoạt động bán công nghệ quốc phòng. Mỹ cũng đã giới hạn hoạt động tài trợ cho một số ngân hàng Nga, công ty dầu OAO Rosneft và nhà sản xuất khí tự nhiên OAO Novatek trong tháng 7.
“Các biện pháp trừng phạt mà chúng ta vừa áp dụng đã có hiệu quả”, Tổng thống Mỹ Obama nói tại một cuộc họp báo ở Washington ngày hôm qua. Ông Obama cũng cho biết sẽ bàn tiếp về “các biện pháp bổ sung” với các đồng minh châu Âu trong chuyến công du tuần tới. “Tôi nghĩ có nhiều cách để chúng ta làm mạnh hơn và rộng hơn vài trong số các biện pháp mà chúng ta đã áp dụng”.
Ảnh hưởng có giới hạn
Mặc dù vậy, tất cả đều thừa nhận rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu chỉ có ảnh hưởng trực tiếp đến dưới 1% sản lượng kinh tế của Nga, Hufbauer nói, chưa đủ để buộc ông Putin phải đổi hướng hoặc gây áp lực khiến ông ta lùi bước, bất kể việc đồng ruble đã rớt giá xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD vào hôm qua.
Các biện pháp trừng phạt hiện tại đã lấy đi khoảng 1 tỷ USD của nền kinh tế Nga, Vladimir Popov, chuyên gia tư vấn cho Ủy ban kinh tế và các vấn đề xã hội của Liên hợp quốc, ước tính. Các biện pháp trả đũa của Nga, theo Popov, sẽ gây ảnh hưởng gấp 10 lần như vậy cho Khu vực đồng euro.
“Bạn đang ở thời điểm hiện tại, nơi mà bạn muốn nghĩ về một loạt các giao dịch đầy đủ hơn sẽ bị trừng phạt”, Robert Kahn, một cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, người hiện đang là cộng sự cao cấp về kinh tế học quốc tế cho Ủy ban Đối ngoại ở Washingon, bình luận. “Và tôi đoán, Nga sẽ trả đũa”.