Khối ngoại bán ròng mạnh trên các thị trường mới nổi châu Á do sức ép tăng lãi suất từ Fed

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhà đầu tư đang cắt giảm và tháo chạy khỏi một số thị trường mới nổi quan trọng của châu Á trong bối cảnh giao dịch hỗn loạn trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong tuần này mà các nhà hoạch định chính sách dự kiến ​​sẽ báo hiệu việc nâng lãi suất vào tháng 3.
Khối ngoại bán ròng mạnh trên các thị trường mới nổi châu Á do sức ép tăng lãi suất từ Fed

Theo dữ liệu mới nhất có sẵn do Bloomberg tổng hợp, các quỹ đầu tư nước ngoài đã bán ròng trị giá 3,1 tỷ USD cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Ấn Độ trong tuần này sau khi bán ròng 4,9 tỷ USD vào tuần trước, mức bán ròng lớn nhất kể từ tháng 8.

Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương đã giảm hơn 5% trong vòng hai tuần khi giới đầu tư đang đặt cược vào việc thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn dự kiến của Fed ​​và gia tăng căng thẳng về Ukraine gây ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán toàn cầu. Chỉ số chứng khoán của thị trường Đài Loan và Hàn Quốc đã bị ảnh hưởng do sự chi phối bởi các cổ phiếu công nghệ lớn vì đây cũng là lĩnh vực chịu gánh nặng của việc bán tháo khi lợi suất trái phiếu tăng.

“Cùng với sự gia tăng rủi ro địa chính trị Nga - Ukraine có thể khiến chi phí năng lượng duy trì ở mức cao trong thời gian tới và rủi ro thị trường hiện tại là khá cao và không có gì ngạc nhiên khi thấy tiền được rút ra khỏi một số thị trường”, Lorraine Tan, Giám đốc nghiên cứu cổ phiếu châu Á tại Morningstar cho biết.

Mặt khác, một số thị trường chứng khoán của khu vực Đông Nam Á do ít bị chi phối bởi các tên tuổi công nghệ lớn nên chưa bị ảnh hưởng do mức độ dòng vốn rút ròng từ khối ngoại. Trong tuần này, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng với số lượng nhỏ ở các thị trường Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Ấn Độ do bị ảnh hưởng bởi các tên tuổi công nghệ tiêu dùng nên chỉ số chứng khoán đã có mức sụt giảm mạnh nhất trong hai tháng vào phiên giao dịch ngày 24/1.

Abhay Agarwal, Giám đốc quỹ tại Piper Serica Advisors cho biết: “Việc bán ra với cường độ cao trên thị trường giống như bị buộc phải thanh lý bởi các nhà đầu tư nước ngoài lớn”.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục