Muốn khởi nghiệp phải có tư duy đúng đắn
Nói về tư duy trong khởi nghiệp rất khó, có thể nói là khó nhất trong tất cả chủ đề kinh doanh. Tại sao nói như vậy, có phải những nghiệp vụ marketing, kế toán, nhân sự, bán hàng đơn giản hơn thật sự không?
Nếu bạn là chuyên viên marketing, giám đốc để bạn làm phần việc kế toán, bạn sẽ không thể đảm nhiệm, tương tự, nếu bạn là người quản lý nhân sự và cấp trên giao bạn thực hiện chiến dịch quảng cáo, bạn cũng sẽ không thể làm tốt.
Đó là chúng ta chưa bàn đến level (trình độ) của một cá nhân trong 1 nghề. Như vậy, làm tư duy, marketing, kế toán, nhân sự… đều khó, nhưng người làm tư duy sẽ khó ở một góc độ khác.
Bạn có bao giờ tự hỏi CEO của những doanh nghiệp hàng đầu thế giới ra quyết định như thế nào không? Họ có những nguyên tắc gì khi ra quyết định quan trọng?
Là một người khởi nghiệp kinh doanh, đôi khi bạn phải đứng trước những lựa chọn rất khó khăn: Theo đuổi những gì mình biết, hay theo đuổi một thứ gì đó thực sự tiềm năng nhưng bạn chẳng có chút kinh nghiệm nào? Bạn nên đầu tư thật nhiều để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp hay bắt đầu với chi phí khiêm tốn?
Trên thực tế, bản thân Startup là một tổ chức được dấn thân để tạo ra cái gì đó mới trong điều kiện môi trường xung quanh cực kỳ bất ổn và vô định. Vì thế, nếu dấn thân vào con đường khởi nghiệp, chúng ta sẽ cần tư duy/cách suy nghĩ phù hợp, đặc thù cho môi trường khởi nghiệp. Rốt cuộc, nội dung trong ấn phẩm là một dạng thông tin được chúng tôi đúc kết từ kinh nghiệm, kiến thức...
Cách suy nghĩ sẽ chi phối hành động của các bạn trong việc sử dụng nội dung từ ấn phẩm. Tư duy đúng, hiệu quả từ việc khai thác các giá trị từ nội dung ấn phẩm sẽ tốt và đo lường được.
Thời gian gần đây, trong một số tài liệu và cả trong một số khóa đào tạo về khởi nghiệp, những người khởi nghiệp được khuyến khích hãy sẵn sàng lăn xả vào làm mọi việc, kiểu người khởi nghiệp phải đóng nhiều vai: giám đốc, bốc vác, kế toán, bán hàng, tiếp thị, giao nhận...
Một số bạn trẻ khởi nghiệp lại hiểu cứ khởi nghiệp nhất thiết phải cùng lúc đóng tròn các vai này. Họ đua nhau mở doanh nghiệp trong tâm thế làm tất cả mọi việc. Kết quả là trên 90% số bạn khởi nghiệp thất bại, phá sản, dù làm việc cật lực trong mọi vai trò được các chuyên gia khuyến khích.
Nếu NLP (lập trình ngôn ngữ tư duy) là môn khoa học lập trình cho con người lối tư duy thành công, thì kiểu khởi nghiệp này vô hình trung đã làm điều ngược lại - người khởi nghiệp đang lập trình trong đầu một lối tư duy thất bại. Đó là lối tư duy "hầm bà lằng", "tất tần tật", "gì cũng làm", "chỗ nào cũng lăn xả” với niềm tin sẽ đổi đời nếu chịu cực, chịu cày...
Tuy nhiên, tôi cho rằng, kiểu lập trình tư duy này hết sức nguy hiểm. Nó biến người khởi nghiệp thành robot đa năng hơn là dạy cho họ thành một doanh nhân khôn ngoan, một nhà quản lý chuyên nghiệp, dù lớn hay nhỏ.
Khi khởi nghiệp, chắc chắn bạn phải có ý tưởng. Song song với ý tưởng là thế mạnh nào đó (ví dụ bạn giỏi kỹ thuật, công nghệ thông tin; bạn có tay nghề sản xuất, hay năng khiếu giao tiếp) và cả những điểm yếu. Khởi nghiệp, bạn không nên lao vào làm hết mọi việc, kể cả những việc không phải sở trường của mình, mà hãy dành những việc đó cho người có sở trường.
Ví dụ, bạn không giỏi bán hàng, hay không biết bán hàng, thì đừng ôm hàng đi bán, mà phải tìm người giỏi bán hàng về để giúp bạn. Nếu bạn không đủ sức khỏe để bốc vác thì đừng lao vào bốc vác để rồi kiệt sức, có khi gãy xương. Nếu bạn không biết gì về sản xuất mà cứ tự mày mò sản xuất thì chỉ làm hỏng sản phẩm tâm huyết. Tất nhiên, bạn sẽ phải làm choàng một số việc bên cạnh việc thuộc sở trường của mình, nhưng nếu ôm đồm hết mọi việc thì xác suất thất bại sẽ là 95% và 5% còn lại chỉ là may mắn.
Có thể bạn sẽ hỏi, tiền đâu mà thuê người? Xin thưa, muốn khởi nghiệp, bạn buộc phải chuẩn bị một khoản tiền nhất định (có thể bằng cách huy động từ người thân, vay mượn bạn bè, hay kêu gọi hợp tác, góp vốn...), chứ không thể kỳ vọng vào chuyện "tay không bắt giặc".
Nếu không thuê được ai vì không có tiền, bạn có thể mời người muốn thuê về tham gia cổ đông, hoặc hợp tác ăn chia theo cách hai bên cùng có lợi. Tóm lại, có nhiều cách, bạn có thể vận dụng, nhưng đừng vận dụng một cách máy móc theo lời khuyên của các chuyên gia khởi nghiệp, hay một số người thành công nhờ may mắn.
Khởi nghiệp không phải cứ "lăn xả”, "cày cuốc", hay "kiên cường, bất chấp" là sẽ thắng. Người khởi nghiệp phải tỉnh táo, cân nhắc, tính toán để phát huy thế mạnh của mình và mời gọi những người có thế mạnh khác với mình để cùng hợp tác, phân chia công việc, chứ không nên "ôm" hết mọi thứ để tiết kiệm, hay để "chắc ăn" là không phải chia sẻ cho ai "miếng bánh" của mình.
Khởi nghiệp sáng tạo: Cần tư duy vận hành cấp tiến
Trong bối cảnh nhiều quốc gia tích cực thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đặc biệt trong giới trẻ, có một thực tế là không phải tất cả mọi người đều có tư duy của một doanh nhân và có những dấu hiệu rõ ràng để nhận biết khi nào không nên khởi nghiệp.
Trở về những năm của thập niên 90 thế kỷ trước, không ít những doanh nghiệp môi giới “ăn nên, làm ra” và phát triển mạnh, bền vững. Bối cảnh ngày nay hoàn toàn khác khi mà chúng ta quen dần với hoạt động ứng dụng công nghệ cho ngành kinh doanh địa ốc, thị trường dịch vụ môi giới cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết.
Điều này đồng nghĩa với việc phải năng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng cho nhân viên tư vấn nhằm giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển tốt. Nhưng khá nhiều doanh nghiệp dịch vụ môi giới hiện vẫng mang nặng tư duy “mì ăn liền”, chú trọng vào doanh số hơn xây dựng chiến lược phát triển bền vững.
Đang có một làn sóng các môi giới giỏi sau một thời gian gắn bó với doanh nghiệp đã “dọn” ra ngoài tự tạo dựng cơ nghiệp riêng. Hiển nhiên, trong đó có rất nhiều bạn trẻ sôi nổi và nhiệt huyết. Nhưng bán hàng giỏi không đồng nghĩa với việc xây dựng nên một doanh nghiệp phát triển bền vững.
Làm “ông chủ” doanh nghiệp không chỉ có tư duy bán hàng tốt, mà còn phải trang bị nhiều kỹ năng lãnh đạo khác, chẳng hạn như tầm nhìn và mục tiêu phát triển phải được thực hiện hóa một cách cụ thể và rõ ràng… Dạo một vòng trên các trang mạng tuyển dụng trực tuyến, không ít lời “mời gọi” giật gân với những cam kết thu nhập khủng lên đến vài trăm triệu đồng/tháng. Lời mời gọi đó xuất phát từ những doanh nghiệp “tân binh”, không chút tiếng tăm trên thị trường kinh doanh địa ốc.
Thực tế, đôi khi những lời mời gọi này lại phản tác dụng, bởi người lao động trở nên “dè dặt” hơn. Thậm chí, nhiều khi lời mời quá hấp dẫn còn đưa tên tuổi những doanh nghiệp này vào danh sách… doanh nghiệp đa cấp bất động sản.
Trong cuộc sống, hành động luôn được đánh giá cao, trong khởi nghiệp thiếu hành động đồng nghĩa bạn không thể thành công. Nếu có ước mơ, có tham vọng thì hãy chỉ muốn những điều nằm trong khả năng của bạn, có tính khả thi, có lẽ chỉ khi đó bạn mới cơ hội chạm chân tới miền đất thành công.