Khi nhà sản xuất thuốc trong nước nâng cao sức cạnh tranh

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực, Imexpharm (IMP) hợp tác chiến lược cùng công ty Genuone - Hàn Quốc đẩy mạnh sản xuất thuốc phát minh và thuốc đặc trị chất lượng, tăng tổng tỷ lệ thuốc tương đương sinh học trong nước.
Tăng cường sản xuất thuốc biệt dược mở ra cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp dược Việt. Tăng cường sản xuất thuốc biệt dược mở ra cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp dược Việt.

Còn nhiều thách thức cho thuốc sản xuất trong nước

Năm 2018, tổng giá trị thị trường dược phẩm Việt Nam đạt 5,4 tỷ USD, năm 2021 tăng lên hơn 6,9 tỷ USD và đạt khoảng 8 tỷ USD vào năm 2022, tăng 29% so với năm trước và gần gấp đôi năm 2018. BMI Research dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt 16,1 tỷ USD vào năm 2026, với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo đồng Việt Nam. Hiện Việt Nam thuộc nhóm nước có tổng giá trị thị trường dược phẩm và mức tăng trưởng ngành dược nhanh nhất thế giới. Dù chịu tác động của Covid-19 và tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng năm 2023, tốc độ tăng trưởng ngành dược phẩm trong nước vẫn ở mức tốt.

Dù được đánh giá có nhiều cơ hội phát triển, song ngành dược Việt gặp rất nhiều thách thức như nguyên liệu phụ thuộc từ nước ngoài (khoảng 80-90%), hoạt động nghiên cứu, sáng chế thuốc mới còn hạn chế... Biến động giá và phụ thuộc vào nguồn hàng cung cấp có thể xảy ra, ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Điều này cũng làm tăng chi phí khám chữa bệnh. Thực tế giá thành thuốc của Việt Nam cao hơn 20-25% so với Trung Quốc, Ấn Độ.

Giới chuyên gia đánh giá doanh nghiệp dược Việt vẫn yếu thế trước dược phẩm ngoại trên “sân nhà”. Báo cáo FPT Research năm 2023 cho thấy thuốc ngoại thống lĩnh thị trường dược phân khúc cao, khoảng 50% về trị giá và 25% về số lượng. Ước tính tỷ lệ thuốc nhập khẩu trong giá trị trúng thầu thuốc kênh bệnh viện năm 2022 tới 77%, tỷ lệ này ở gói thầu biệt dược gốc và gói thầu generic nhóm 1 gần 100%. Trong khi đó, thuốc biệt dược gốc rất ít, thuốc được đánh giá tương đương sinh học khoảng 10%.

Mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực. Trong đó, giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng một tỷ USD. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp dược trong nước cần đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ. Trong đó, sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc mới là nhu cầu thiết yếu.

Tăng sức cạnh tranh

Với vị thế là doanh nghiệp dược đứng đầu về kháng sinh tại thị trường Việt, Imexpharm (IMP) tiên phong chuyển giao công nghệ cùng công ty dược lớn từ Hàn Quốc - Genuone tiến tới sản xuất thuốc phát minh và thuốc đặc trị chất lượng cao, chi phí tối ưu.

Tổng giám đốc IMP, Thầy thuốc nhân dân, Dược sĩ Trần Thị Đào, chia sẻ: “Quan hệ đối tác chiến lược với Genuone là bước tiến quan trọng để Imexpharm thực hiện chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm, đa dạng hóa thuốc biệt dược phục vụ cho từng bệnh lý. Bằng cách khai thác kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển tiên tiến của Genuone, Imexpharm đưa ra các giải pháp mới với chi phí hợp lý, đảm bảo người bệnh có thể tiếp cận các phương pháp điều trị mà không ảnh hưởng nhiều đến tài chính. Hợp tác này cũng chung tay thực hiện Chiến lược phát triển dược phẩm quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, là sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 80% nhu cầu và 70% giá trị thị trường”.

Genuone và Imexpharm hợp tác đăng ký, sản xuất và phân phối thuốc tại Việt Nam và tiếp theo là chuyển giao công nghệ, bao gồm hoạt động chuyển giao công nghệ tiên tiến từ Genuone sang Imexpharm. Việc này sẽ giúp Imexpharm có thể độc lập sản xuất và quản lý các loại thuốc biệt dược, chất lượng cao trong tương lai và hướng đến trở thành công ty dược hàng đầu.

Imexpharm nghiên cứu các loại thuốc biệt dược, thuốc đặc trị để tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Imexpharm nghiên cứu các loại thuốc biệt dược, thuốc đặc trị để tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Sau gần nửa thế kỷ, hiện Imexpharm nằm trong top công ty dược hàng đầu Việt Nam, liên tục có mặt trong các bảng xếp hạng như Top 50 công ty có kết quả kinh doanh tốt nhất Việt Nam; Top 10 Công ty Dược uy tín - nhóm ngành sức khỏe, thiết bị y tế,…

Imexpharm tăng trưởng kỷ lục năm 2023, với tổng doanh thu gộp đạt 2.113 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với mức tăng trưởng chung của toàn thị trường 8%. Doanh thu thuần đạt 1.994 tỷ đồng tăng trưởng 21% so với cùng kỳ. Biên EBITDA trong năm 2023 được cải thiện từ 22% lên 23%.

Sự bức phá của Imexpharm trong những năm qua nhờ vào chiến lược phát triển đúng đắn của công ty khi liên tục đầu tư cho chất lượng. Imexpharm không ngừng nâng cao nghiên cứu, sản xuất để cho ra đời thuốc tốt. Minh chứng là việc công ty đạt tiêu chuẩn EU-GMP, 12 số đăng ký cho 7 sản phẩm tại châu Âu. Trong khi cả nước chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp dược đạt EU-GMP hoặc tương đương như Japan GMP.

Imexpharm hiện có 3 nhà máy hiện đại, với 11 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP, sở hữu cụm nhà máy thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn châu Âu lớn nhất và có số lượng dây chuyền EU-GMP nhiều nhất Việt Nam.

Imexpharm đứng đầu về thuốc kháng sinh và số lượng dây chuyền đạt chuẩn EU-GMP tại Việt Nam.

Imexpharm đứng đầu về thuốc kháng sinh và số lượng dây chuyền đạt chuẩn EU-GMP tại Việt Nam.

“Imexpharm tiếp tục đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tập trung vào sản phẩm thuốc generic nhóm 1. Việc phát triển sản phẩm mới, đặc biệt là thuốc đặc trị chất lượng cao, khi hợp tác cùng Genuone, Imexpharm kỳ vọng có thể giúp giảm dần phụ thuộc vào thuốc ngoại nhập”, bà Đào nhấn mạnh.

Nguyễn Huyền

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục