Sau phiên điều chỉnh hôm thứ Ba, phố Wall đã nhanh chóng lấy lại đà tăng trong phiên thứ Tư, đặc biệt là Dow Jones mạnh nhờ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp.
Cụ thể, cổ phiếu của Caterpillar Inc, nhà sản xuất thiết bị khai thác và khai thác mỏ lớn nhất thế giới tăng 5% sau khi công ty công bố kết quả kinh doanh quý III/2017 với doanh thu và lợi nhuận vượt dự báo của giới phân tích. Theo dự báo, doanh thu trong ngành xây dựng của tập đoàn này trong năm tài chính này sẽ tăng khoảng 20% và ngành kinh doanh khai thác mỏ sẽ tăng 30%.
Tương tự, Tập đoàn 3M, một thành phần khác của Dow Jones và là nhà sản xuất một loạt các sản phẩm như autoparts và vật tư văn phòng cũng công bố kết quả khả quan, giúp cổ phiếu này tăng 5,9%.
Kết quả kinh doanh khả quan còn đến từ nhà sản xuất ô tô số 1 nước Mỹ General Motor, McDonald’s.
Dù vậy, đà tăng của phố Wall cũng bị hãm lại vào cuối phiên sau khi Bloomberg cho biết, nhà kinh tế học Jonh Taylor từ Đại học Stanford có thể đã giành được chiến thắng trong cuộc đua tới chiếc ghế Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khi nhận được sử ủng hộ của các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong cuộc gặp trực tiếp.
Kết thúc phiên 24/10, chỉ số Dow Jones tăng 167,80 điểm (+0,72%), lên 23.441,76 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,15 điểm (+0,16%), lên 2.569,13 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 11,60 điểm (+0,18%), lên 6.598,43 điểm.
Trong khi đó, dù nhận được sự hỗ trợ bởi các cổ phiếu cung cấp linh kiện cho Iphone, nhưng chứng khoán châu Âu tiếp tục có phiên giằng co nhẹ khi nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào thứ Năm.
Kết thúc phiên 24/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 2,09 điểm (+0,03%), lên 7.526,54 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 10,05 điểm (+0,08%), lên 13.013,19 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 7,99 điểm (+0,15%), lên 5.394,80 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản tiếp tục có phiên tăng thứ 16 liên tiếp dù gặp chút khó khăn đầu phiên do áp lực chốt lời. Chứng khoán Trung Quốc đại lục cũng tăng điểm trong phiên thứ Tư nhờ nhóm cổ phiếu bluechips, trong khi chứng khoán Hồng Kông lại có phiên giảm thứ 2 liên tiếp khi nhà đầu tư thận trọng giữ tiền mặt quan sát.
Kết thúc phiên 24/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 108,52 điểm (+0,50%), lên 21.805,17 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 150,91 điểm (-0,53%), xuống 28.154,97 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 7,55 điểm (+0,22%), lên 3.388,25 điểm.
Sau phiên tăng hôm thứ Ba, giá vàng đã đảo chiều giảm trở lại trong phiên thứ Tư và đóng cửa ở mức thấp nhất 3 tuần khi chứng khoán khởi sắc trở lại, trong khi căng thẳng địa chính trị lắng dịu, ngoại trừ cuộc khủng hoảng chính trị tại Tây Ban Nha.
Kết thúc phiên 24/10, giá vàng giao ngay giảm 5,7 USD/ounce (-0,45%), xuống 1.276,3 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 2,6 USD/ounce (-0,20%), xuống 1.278,3 USD/ounce.
Giá dầu thô tăng mạnh trở lại trong phiên thứ Tư sau khi nhận được hàng loạt tin hỗ trợ. Đầu tiên là Bộ trưởng Năng lượng Ả rập Xê út cho biết, sẽ tập trung vào việc giảm sản lượng ở các nước công nghiệp OECD xuống mức trung bình 5 năm và tăng triển vọng kéo dài việc này kể cả khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng chấm dứt nhằm ngăn chặn tình trạng dư thừa nguồn cung.
Theo dữ liệu của Viện Dầu mỏ Mỹ (API), các kho dự trữ của Mỹ tăng 519.000 thùng trong tuần trước. Tuy nhiên, theo dự báo của giới phân tích, kho dự trữ của Mỹ tuần trước theo công bố của Cơ quan Năng lượng Mỹ (EIA) sẽ giảm 2,5 triệu thùng.
Trước đó, trong đầu phiên, giá dầu giảm khi lượng dầu thô xuất khẩu của tại miền Bắc Iraq qua đường ống Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên 300.000 thùng trong ngày thứ Ba sau khi khu này với thành phố Kirkud trở lại chính chính phủ Trung ương.
Kết thúc phiên 24/10, giá dầu thô Mỹ tăng 0,57 USD (+1,10%), lên 52,47 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 0,96 USD (+1,67%), lên 58,33 USD/thùng.