JPMorgan: Nhu cầu dầu dần bị phá hủy trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Thị trường hàng hóa có một câu nói hay rằng “cách chữa trị tốt nhất cho giá cao là giá cao”, tức là giá dầu cuối cùng đã đạt đến mức mà việc sử dụng bắt đầu giảm, trong một quá trình được gọi là sự phá hủy nhu cầu. 
JPMorgan: Nhu cầu dầu dần bị phá hủy trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị

Người tiêu dùng đang cảm thấy bắt đầu phải thắt chặt chi tiêu vì giá dầu đã tăng lên hơn 100 USD/thùng sau khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang.

Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài ở Ukraine, các lệnh trừng phạt tài chính nhắm vào Nga và sự lan rộng của biến thể omicron ở Trung Quốc đều có tác động trực tiếp đến nhu cầu dầu hơn là giá dầu tăng cao.

Các nhà phân tích của JPMorgan bao gồm cả Natasha Kaneva đã viết trong một ghi chú hôm thứ Năm (24/3): “Giá cao rõ ràng không phải là động lực phá hủy nhu cầu duy nhất trên thế giới vào lúc này”.

JPMorgan đã cắt giảm dự báo nhu cầu dầu trong quý II khoảng 1,1 triệu thùng/ngày và giảm triển vọng cho cả hai quý còn lại khoảng 500.000 thùng/ngày. Các nhà phân tích cho biết: “Các sửa đổi tập trung nhiều ở châu Âu, nơi vẫn là tâm chấn của cú sốc địa chính trị”.

Sau một tháng giá nhiên liệu cao kỷ lục, dữ liệu cho thấy người tiêu dùng đang bắt đầu phản ứng. Giá dầu Brent đã tăng mạnh kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine bắt đầu leo thang, và có thời điểm giao dịch ở mức hơn 139 USD/thùng, mức giá cao nhất kể từ năm 2008.

JPMorgan cho biết, các giả định cơ bản của họ bao gồm quan điểm rằng “ác cảm cực độ” của thị trường dầu mỏ đối với dầu thô Nga sẽ giảm dần và 3 triệu thùng dầu mỗi ngày và các sản phẩm liên quan của Nga có thể không tìm được đường ra thị trường bắt đầu từ tháng 4. JPMorgan cho biết, điều đó sẽ dẫn đến giá dầu Brent trung bình là 114 USD/thùng trong quý II và 101 USD trong thời gian còn lại của năm.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục