Trước đó, các nước phương Tây đã đặt ra thời hạn cuối cùng cho việc thỏa thuận là ngày 31/3, tuy nhiên, các bên đã không thể thống nhất trước hạn chót này. Cuộc đàm phán tại Lausanne (Thụy Sỹ) buộc phải kéo dài thêm 2 ngày. Đêm hôm qua (2/3) theo giờ Việt Nam, cuối cùng thỏa thuận trên đã được các bên nhất trí và công bố.
Theo tuyên bố sau cuộc họp, thỏa thuận trên không cam đoan các bên sẽ ngay lập tức hành động, thay vào đó sẽ có thêm 3 tháng để các nhà ngoại giao tiếp tục hoàn thiện các chi tiết. Các thỏa thuận khung đã được các bên nhất trí, bao gồm thời gian phù hợp để gỡ bỏ lệnh cấm và các điều kiện thích hợp để dần tháo bỏ các thiết bị hạt nhân tại Iran, chưa bao giờ nhà nước Hồi giáo này tiến gần tới việc hợp tác quốc tế như vậy kể từ năm 1979.
Tổng thống Barack Obama đã gọi đây là “thỏa thuận mang tính lịch sử”.
Theo thỏa thuận khung đã được các bên đồng ý, Iran sẽ cần hơn 1 năm để kiểm soát các vũ khí hạt nhân nếu có tồn tại, đặt ra lịch trình cho việc làm giàu Uranium và hạn chế ở 1 khu vực nhất định, đồng thời nước này sẽ đồng ý cho các thanh sát viên quốc tế theo dõi trong 25 năm.
Iran sẽ cần hơn 1 năm để kiểm soát các vũ khí hạt nhân nếu có tồn tại
John Kerry nhấn mạnh sẽ không có “hoàng hôn” đối với thỏa thuận tại Lausanne, bởi các bên đã có sự chuẩn bị kỹ càng. Chỉ sau khi các thanh sát viên đưa ra kết luận chính xác thì các lệnh cấm vận lên kinh tế Iran của Mỹ và các nước châu Âu mới được gỡ bỏ. Ông Kerry cho rằng quá trình này phải mất từ 6 tháng tới 1 năm.
Iran là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 4 trên thế giới trước khi bị cấm vận. Nếu thỏa thuận này đi đúng hướng, Iran sẽ xuất khẩu mạnh trở lại, và thị trường dầu mỏ vốn đang dư thừa nguồn cung có nguy cơ sẽ lại chao đảo dữ dội.
Ngay sau khi thông báo về thỏa thuận được công bố, dầu thô Brent đã giảm 3,4% xuống mức 55,17 USD/thùng lúc 5h45 chiều 2/3 tại New York, mức gần thấp nhất trong 2 tuần qua.