“Chính phủ chúng tôi sẽ làm tất cả để Hy Lạp sẽ không bao giờ quay lại thời kì 2009-2010”, Yanis Varoufakis đã nói với CNN vào hôm 09/02 và bổ sung “nhưng chúng tôi không thể làm việc này triệt để nếu vẫn còn đang mắc trong bẫy nợ giảm phát hiện tại”.
Thủ tướng Alexis Tsipras nói vào chủ nhật vừa rồi rằng ông sẽ không tăng cường các thỏa thuận cứu trợ tài chính của IMF được hứa hẹn sẽ giúp Hy Lạp có nguồn thu ổn định và sẽ áp đặt các chính sách thắt lưng buộc bụng mạnh.
Các thỏa thuận này đến từ quyết định của Ngân hàng Trung ương châu Âu cuối tuần trước nhằm ngăn chặn sử dụng trái phiều của Hy Lạp làm tài sản thế chấp, lấy mất các nguồn vốn giá rẻ của các ngân hàng Hy Lạp.
Bộ trưởng Varoufakis mô tả các biện pháp thắt lưng buộc bụng chính phủ đang sử dụng là “cố gắng vắt kiệt chỗ sữa còn lại từ một con bò bệnh. Chúng ta sẽ chỉ giết chết con bò đó mà không thu thêm được lợi ích gì”.
Tuy vậy, cả Thủ tướng Tsipras và Bộ trưởng Varoufakis đều không đưa ra được một biện pháp cụ thể nào để thu hẹp khoảng cách thu nhập hiện thời.
Mặc dù Hy Lạp cuối cùng cũng đã có thặng dư ngân sách và được dự báo sẽ có tăng trưởng tích cực năm nay, nợ công của nước này vẫn chiếm 175% GDP.
Trong các cam kết khác của Thủ tướng Tsipras vào hôm Chủ nhật vừa rồi nhằm nâng cao mức lương tối thiểu và thuê lại một số nhân viên chính phủ đã bị sa thải trước đó như một biện pháp của chính sách thắt lưng buộc bụng, ông vẫn thừa nhận điều này bất hợp pháp và đang cố giảm bớt xu thế này.
Các nhà kinh tế học cho rằng việc thuê lại này sẽ chỉ làm Hy Lạp trở nên kém cạnh tranh hơn, vì chúng sẽ chỉ giúp đỡ được “một phần rất nhỏ trong số hàng trăm ngàn người đã mất việc trong 5 năm vừa qua”.
Chính sách hiện nay của Hy Lạp nhận được sự ủng hộ của châu Âu hơn bất kì lúc nào trong cuộc suy thoái kéo dài 6 năm vừa qua. Cựu Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Alan Greenspan chia sẻ với BBC rằng một thứ gọi là “Grexit” sẽ không thể tránh khỏi.
“Grexit - sự rút lui của Hy Lạp khỏi khu vực Eurozone – không phải quan điểm của chúng tôi. Chúng tôi luôn coi mình là một phần của Eurozone. Dù có bất kì chỉ trích nào nhắm đến Eurozone, một khi chúng tôi là một phần của tổ chức này, chúng tôi sẽ luôn gắn bó với nó”, Bộ trưởng Varoufakis chia sẻ.
Ông còn cho biết thêm “Chúng ta không nên mạo hiểm với cuộc sống của rất nhiều người dân ngoài kia với một cái triển vọng mơ hồ nào đó về việc Eurozone sẽ phân mảnh dần dần, vì các thế lực xấu sẽ tìm cách chia rẽ toàn châu Âu”.
Ông kết luận “Các nền kinh tế lớn của thế giới sẽ cần đến những sự hỗn loạn này của châu Âu, nhất là khi mọi người đang phải vật lộn để phục hồi sau sự sụp đổ của khủng hoảng 2008”.