Theo HSBC, CPI và tăng trưởng đang tăng chậm buộc các ngân hàng trung ương nới lỏng trong quý I. Trong đó, Indonesia, Malaysia và Việt Nam có thể cắt giảm lãi suất trong quý II. Nhưng ảnh hưởng của việc nới lỏng tiền tệ thêm nữa lên nhu cầu nội địa có khả năng sẽ bị giới hạn, khi các điều kiện tài chính bị siết chặt và tình hình bão hoà nợ đang lây lan.
Theo báo cáo, những ngôi sao sáng của ASEAN đang dần mất sự huy hoàng do bị ảnh hưởng bởi nhu cầu trong và ngoài nước đang suy yếu. Những số liệu thường kỳ thể hiện khá thất vọng khiến chúng tôi phải hạ mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2015 của Malaysia, Singapore và Thái Lan. Lạm phát cũng đã giảm do chi phí xăng dầu thấp hơn, mức tăng lương cũng hạ nhiệt và tiêu dùng cũng yếu hơn.
Điều này cộng với việc FED tiếp tục duy trì các mức lãi suất thấp đã tạo cơ hội cho Indonesia, Singapore và Thái Lan gây ngạc nhiên cho các thị trường khi thực hiện chính sách nới lỏng trong quý I/2015. Mặc dù quý IV/2015 sẽ có những cơ sở không thuận lợi, nhưng HSBC tin rằng, áp lực về giá sẽ giảm vào cuối năm 2015 với giả định giá cả thực phẩm ổn định và chi phí xăng dầu sẽ tăng từ từ.
Các ngân hàng trung ương ASEAN đang cố gắng hết sức để hỗ trợ. Indonesia, Malaysia và Việt Nam được kỳ vọng sẽ siết chặt việc cắt giảm lãi suất trong quý này trong khi các nước khác có thể giữ nguyên. Những động thái của các ngân hàng nhà nước chỉ khiến tình hình nhẹ nhỏm hơn một ít.
Mặc dù nhấn mạnh vào việc nới lỏng trong quý II/2015, Báo cáo cũng đã hạ triển vọng tăng trưởng của Malaysia từ 5,2% xuống còn 4,8%. Thái Lan đã cắt một đợt lãi suất trong quý I/2015, hạ các mức lãi suất ngắn hạn thấp hơn. Tuy nhiên, HSBC cũng đã hạ dự đoán tăng trưởng GDP năm 2015 của Thái Lan từ 3,9% xuống còn 3,6% do các điều kiện thương mại và nội địa khá thất vọng.
Ngược lại, tình trạng của Philippines và Việt Nam có vẻ tương đối tốt do thanh khoản dư thừa, mặc dù lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam vẫn còn bị các khoản nợ xấu cao gây cản trở. Các khoản nợ của khối tư nhân của Việt Nam cũng lớn, nhưng cũng đã giảm đáng kể kề từ giai đoạn đỉnh cao 2010 ở mức 125% của GDP. Việt Nam đang dính những khoản nợ nhưng quá trình cắt giảm nợ đang bắt đầu thực hiện.
Báo cáo nhận định: "HSBC tin rằng Việt Nam đang trong quá trình hồi phục, nhu cầu mặt dù vẫn còn mong manh và các yếu tố bên ngoài cũng đang xấu thêm; chính vì vậy tăng trưởng cũng chỉ cần cải thiện nhẹ”.
Ở một số các nền kinh tế như Malaysia, Thái Lan và Singapore, các khoản nợ đã leo lên mức cao ngất ngưỡng. Ở một số nơi khác, thanh khoản vẫn còn tương đối dồi dào cho thấy các mức lãi suất chính sách không thể hiện việc siết chặt mang tính bắt buộc đối với các hoạt động cho vay (như Philippines). Chính vì vậy, việc thắt chặt các điều kiện tài chính sẽ bù lại cho một số ảnh hưởng của việc nới lỏng chính sách (ví dụ như Malaysia và Indonesia).