Theo bà Phạm Kiều Oanh, Giám đốc CSIP, doanh nghiệp xã hội hiện được đánh giá là một cách tiếp cận sáng tạo, nhằm hỗ trợ Chính phủ trong việc cung cấp các dịch vụ công tới những cộng đồng khó khăn, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội có hướng phát triển bền vững và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nội dung về doanh nghiệp xã hội đang từng bước được thông qua trong quá trình xây dựng Luật Doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, chương trình SESP do CSIP tổ chức sẽ tiếp tục là một động lực quan trọng, hỗ trợ phong trào doanh nghiệp xã hội phát triển mạnh mẽ hơn.
Chương trình SESP năm nay tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp xã hội đặt mục tiêu trọng tâm là giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường thông qua triển khai các hoạt động kinh doanh bền vững, nguồn thu chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh.
Những hỗ trợ và đầu tư của chương trình năm nay tập trung vào các lĩnh vực: Tài chính hội thảo nâng cao năng lực, tư vấn kinh doanh, bán hàng phát triển tổ chức, pháp lý, tài chính, kết nối các nguồn lực phi tài chính (chuyên gia, công tác viên, đối tác), quảng bá doanh nghiệp xã hội rộng rãi tới cộng đồng.