Hộ kinh doanh cá thể: “có bột, vẫn khó gột nên hồ“

Mục tiêu của Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đặt mục tiêu đến năm 2020, xây dựng DN Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu DN. Và Việt Nam đang có một nguồn lực mạnh mẽ để phát triển DN, đó chính là các hộ kinh doanh cá thể. Nhưng mọi chuyện dường như không dễ dàng…
Hộ kinh doanh cá thể là kênh phân phối và lưu thông hàng hóa quan trọng, giúp cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương Hộ kinh doanh cá thể là kênh phân phối và lưu thông hàng hóa quan trọng, giúp cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương
Con số 1 triệu DN đã được nhắc đến rất nhiều và từng đặt kỳ vọng đạt được vào năm 2015. Nhưng trong bối cảnh việc hỗ trợ phát triển DN, khởi nghiệp, xây dựng các mô hình “vườn ươm” DN còn chưa đủ mạnh, chưa bài bản… và mỗi năm có tới hàng trăm nghìn DN phải dừng hoạt động hoặc giải thể sẽ là một thách thức rất lớn, dù chỉ là về số lượng.

Nguồn lực mạnh mẽ

Tuy nhiên, không phải không có cơ sở để hiện thực hoá mục tiêu trên. Người xưa thương nói “có bột mới gột nên hồ”. Việt Nam đang có một nguồn lực mạnh mẽ để phát triển DN, đó chính là các hộ kinh doanh cá thể. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay, cả nước có tổng cộng 4.658 triệu hộ kinh doanh cá thể với số lượng lao động gần 8 triệu người, chiếm 41,15% lực lượng lao động toàn xã hội.

Các hộ kinh doanh cá thể không những giải quyết việc làm, tăng thu nhập mà còn là mạng lưới rộng lớn, phát triển về những vùng xa, vùng khó khăn mà các lĩnh vực kinh doanh khác không đáp ứng được. Đây là kênh phân phối và lưu thông hàng hóa quan trọng, giúp cân đối thương mại và phát triển kinh tế địa phương. Quan trọng hơn khu vực kinh tế cá thể có tỷ trọng đóng góp cao nhất trong GDP (xấp xỉ 33%), cao hơn khu vực kinh tế Nhà nước và cao hơn hẳn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

" Hiện nay, cả nước có tổng cộng 4.658 triệu hộ kinh doanh cá thể với số lượng lao động gần 8 triệu người, chiếm 41,15% lực lượng lao động toàn xã hội  "

Nhưng danh… khó chính

Chính vì vậy, trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020, rất nhiều tỉnh thành coi các hộ kinh doanh cá thể là nguồn quan trọng trong chiến lược phát triển DN. Những người kinh doanh cá thể phần lớn là có tố chất kinh doanh, “có gan làm giàu”. Nhưng pháp luật hiện hành quy định hộ kinh doanh cá thể không hoàn toàn là thương nhân thể nhân, không có tư cách pháp nhân nên gây khó khăn trong chế độ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hộ kinh doanh. Vì không có tư cách pháp nhân lại không có tài sản thế chấp để vay ngân hàng, trong khi đó tài sản giá trị nhất là đất ở sổ đỏ nên các hộ kinh doanh cá thể rất khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Nếu có vay được thì số lượng vay cũng không nhiều và thời hạn vay cũng rất ngắn. Hơn nữa từ ngày 1/1/2016, trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ vào doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn, không phân biệt hóa đơn sử dụng theo quyển hay hóa đơn sử dụng lẻ theo từng số.

Rất nhiều khó khăn đối với hộ kinh doanh cá thể nhưng để “nâng cấp” và chuyển đổi hoạt động theo mô hình DN sẽ không phải là điều đơn giản. Ngoài quy mô, năng lực điều hành, hầu hết đều quyết định không chuyển đổi vì không muốn đầu tư cho khâu sổ sách, kế toán. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh không có động lực để chuyển đổi vì người mua hàng ít khi cần lấy hóa đơn. Sâu xa hơn, đó là nỗi lo sợ sẽ bị ràng buộc nhiều hơn từ các cơ quan quản lý.
“Có bột mới gột nên hồ” nhưng để chuyển đổi hộ kinh doanh thành DN thì dường như có bột vẫn khó gột nên hồ. Vì vậy, để tiến trình này diễn ra thuận lợi và tự nhiên, điều quan trọng nhất cơ quan quản lý phải thực thi và đảm bảo được tính bạch, công bằng, bình đẳng và thuận lợi cho cộng đồng DN cũng như cũng như các hộ kinh doanh các thể.

Theo Enternews

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục