Mức thuế còn 17% trong tối đa 4 năm
Theo văn bản gửi Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, ở nước ta, hiện số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động và có vị trí không thể thay thế trong phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội.
Vì vậy, để việc hỗ trợ doah nghiệp nhỏ và vừa được khả thi trong thực hiện, đại diện ngành tài chính cho rằng, chính sách thuế cũng là một trong các công cụ cần tính tới.
Trước đó, Luật số 32/2013/QH13 đã quy định lộ trình áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo đó từ 1/1/2014 áp dụng thuế suất phổ thông là 22% và từ ngày 1/1/2016 là 20%; riêng doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 1/7/2013, sớm hơn so với lộ trình nêu trên.
Theo tờ trình Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, để tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp nhỏ vừa vừa phát triển, Bộ Tài chính trình phương án cho đối tượng này được giảm thuế suất phổ thông xuống còn 17% áp dụng trong thời hạn tối đa 4 năm (giai đoạn 2017-2020).
Nhận định trong báo cáo cũng nêu rõ, kinh nghiệm quốc tế cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn luôn là mục tiêu trọng tâm của các chính sách phát triển kinh tế ở những quốc gia đang phát triển.
Nhiều nước có quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất phổ thông như: Hàn Quốc áp dụng mức thuế suất 10% đối với 200 triệu Won chịu thuế đầu tiên. Singapore áp dụng thuế suất phổ thông là 17% trong đó giai đoạn năm 2013-2017 có giảm 30-50% số thuế phải nộp với doanh nghiệp có doanh thu bán hàng hàng năm dưới 100 triệu đôla Singapore hoặc sử dụng dưới 200 lao động.
Bộ Tài chính cũng đưa ra ví dụ tại Thái Lan, nước này quy định thuế suất phổ thông là 20%, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa có thu nhập chịu thuế dưới 300.000 baht thì được miễn thuế, từ 300.001 baht - 3.000.000 baht áp dụng thuế suất 15%.
Lãnh đạo Bộ Tài chính nhận định, việc giảm thuế theo phương án bộ này đưa ra giúp đảm bảo sự khuyến khích, doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện tăng tích tụ, tích lũy tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa có cần thay đổi?
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra và dự kiến trình Quốc hội trong tháng 10/2016 có đề xuất việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí doanh thu của năm trước liền kề không vượt quá 100 tỷ đồng hoặc lao động bình quân năm của năm trước liền kề không quá 300 người.
Trong khi ấy, luật hiện hành chỉ xác định doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 20 tỷ đồng.
Đánh giá đề xuất mới được đưa ra trên, đại diện ngành tài chính khẳng định, những tiêu chí này "chưa thật sự phù hợp."
Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay, nếu xác định tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh thu năm trước không quá 20 tỷ đồng như hiện tại thì thì số lượng doanh nghiệp này mặc dù chiếm đến 86,2% nhưng số thu về thuế chỉ có 2.746 tỷ đồng.
Trong khi ấy, việc nâng mức doanh thu lên 100 tỷ đồng như đề xuất thì thì số lượng doanh nghiệp chiếm tới 95,2% với số thuế thu nhập doanh nghiệp là 8.710 tỷ đồng (tăng 5.964 tỷ đồng so với hiện tại.)
"Do đó, nếu xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất 17% theo tiêu chí doanh thu năm không quá 100 tỷ đồng thì mức giảm thu ngân sách khoảng 1.500 tỷ đồng/năm, còn nếu xác định theo tiêu chí doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng thì mức giảm thu ngân sách chỉ khoảng 473 tỷ đồng," đánh giá của Bộ Tài chính nêu lên.
Với tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng không quá 300 lao động, đại diện Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh quan điểm "sẽ phát sinh nhiều bất cập."
"Tiêu chí lao động là tiêu chí khó xác định, doanh nghiệp có thể lách bằng cách thay vì ký hợp đồng lao động dài hạn để đóng bảo hiểm cho người lao động thì sẽ ký hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng hoặc hợp đồng thời vụ, thậm chí không ký hợp đồng lao động," đại diện Bộ Tài chính cho hay.
Điều này theo đánh giá khiến cơ quan thuế khó kiểm soát và cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Ngoài ra, những ngành thương mại, dịch vụ, công nghệ cao, ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thường chỉ sử dụng ít lao động nhưng doanh thu lại rất lớn.
"Nếu xếp doanh nghiệp loại này vào diện doanh nghiệp nhỏ và vừa để được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì không phản ánh đúng bản chất, quy mô doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách Nhà nước," báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ của Bộ Tài chính nêu rõ.
Qua đó, Bộ Tài chính thống nhất báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xác định tiêu chí doanh nghiệp nhỏ vừa vừa như quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 tức là doanh thu năm trước liền kề không quá 20 tỷ đồng.
Theo văn bản gửi Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, ở nước ta, hiện số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động và có vị trí không thể thay thế trong phát triển kinh tế cũng như ổn định xã hội.
Vì vậy, để việc hỗ trợ doah nghiệp nhỏ và vừa được khả thi trong thực hiện, đại diện ngành tài chính cho rằng, chính sách thuế cũng là một trong các công cụ cần tính tới.
Trước đó, Luật số 32/2013/QH13 đã quy định lộ trình áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo đó từ 1/1/2014 áp dụng thuế suất phổ thông là 22% và từ ngày 1/1/2016 là 20%; riêng doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) được áp dụng thuế suất 20% từ ngày 1/7/2013, sớm hơn so với lộ trình nêu trên.
Theo tờ trình Chính phủ, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, để tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp nhỏ vừa vừa phát triển, Bộ Tài chính trình phương án cho đối tượng này được giảm thuế suất phổ thông xuống còn 17% áp dụng trong thời hạn tối đa 4 năm (giai đoạn 2017-2020).
Nhận định trong báo cáo cũng nêu rõ, kinh nghiệm quốc tế cho thấy doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn luôn là mục tiêu trọng tâm của các chính sách phát triển kinh tế ở những quốc gia đang phát triển.
Nhiều nước có quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất phổ thông như: Hàn Quốc áp dụng mức thuế suất 10% đối với 200 triệu Won chịu thuế đầu tiên. Singapore áp dụng thuế suất phổ thông là 17% trong đó giai đoạn năm 2013-2017 có giảm 30-50% số thuế phải nộp với doanh nghiệp có doanh thu bán hàng hàng năm dưới 100 triệu đôla Singapore hoặc sử dụng dưới 200 lao động.
Bộ Tài chính cũng đưa ra ví dụ tại Thái Lan, nước này quy định thuế suất phổ thông là 20%, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa có thu nhập chịu thuế dưới 300.000 baht thì được miễn thuế, từ 300.001 baht - 3.000.000 baht áp dụng thuế suất 15%.
Lãnh đạo Bộ Tài chính nhận định, việc giảm thuế theo phương án bộ này đưa ra giúp đảm bảo sự khuyến khích, doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện tăng tích tụ, tích lũy tái đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa có cần thay đổi?
Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra và dự kiến trình Quốc hội trong tháng 10/2016 có đề xuất việc xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí doanh thu của năm trước liền kề không vượt quá 100 tỷ đồng hoặc lao động bình quân năm của năm trước liền kề không quá 300 người.
Trong khi ấy, luật hiện hành chỉ xác định doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 20 tỷ đồng.
Đánh giá đề xuất mới được đưa ra trên, đại diện ngành tài chính khẳng định, những tiêu chí này "chưa thật sự phù hợp."
Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay, nếu xác định tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh thu năm trước không quá 20 tỷ đồng như hiện tại thì thì số lượng doanh nghiệp này mặc dù chiếm đến 86,2% nhưng số thu về thuế chỉ có 2.746 tỷ đồng.
Trong khi ấy, việc nâng mức doanh thu lên 100 tỷ đồng như đề xuất thì thì số lượng doanh nghiệp chiếm tới 95,2% với số thuế thu nhập doanh nghiệp là 8.710 tỷ đồng (tăng 5.964 tỷ đồng so với hiện tại.)
"Do đó, nếu xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất 17% theo tiêu chí doanh thu năm không quá 100 tỷ đồng thì mức giảm thu ngân sách khoảng 1.500 tỷ đồng/năm, còn nếu xác định theo tiêu chí doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng thì mức giảm thu ngân sách chỉ khoảng 473 tỷ đồng," đánh giá của Bộ Tài chính nêu lên.
Với tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng không quá 300 lao động, đại diện Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh quan điểm "sẽ phát sinh nhiều bất cập."
"Tiêu chí lao động là tiêu chí khó xác định, doanh nghiệp có thể lách bằng cách thay vì ký hợp đồng lao động dài hạn để đóng bảo hiểm cho người lao động thì sẽ ký hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng hoặc hợp đồng thời vụ, thậm chí không ký hợp đồng lao động," đại diện Bộ Tài chính cho hay.
Điều này theo đánh giá khiến cơ quan thuế khó kiểm soát và cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Ngoài ra, những ngành thương mại, dịch vụ, công nghệ cao, ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thường chỉ sử dụng ít lao động nhưng doanh thu lại rất lớn.
"Nếu xếp doanh nghiệp loại này vào diện doanh nghiệp nhỏ và vừa để được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì không phản ánh đúng bản chất, quy mô doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách Nhà nước," báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ của Bộ Tài chính nêu rõ.
Qua đó, Bộ Tài chính thống nhất báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xác định tiêu chí doanh nghiệp nhỏ vừa vừa như quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 tức là doanh thu năm trước liền kề không quá 20 tỷ đồng.