Kết cấu của Hiệp định RCEP là gì?
Là một hiệp định thương mại được khối ASEAN tiên phong xây dựng, RCEP gói gọn hoạt động đối với các nền kinh tế mà ASEAN đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA).
Trong tương lai, Hiệp định RCEP có thể được mở rộng để kết nạp thêm nhiều quốc gia khác.
Mức độ bao phủ của RECP
Theo kế hoạch ban đầu, những mảng bao phủ chính gồm có thương mại hàng hoá và dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế/kỹ thuật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP), cạnh tranh, giải quyết tranh chấp, thương mại điện tử và các vấn đề của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (vấn đề sau cùng bao gồm việc giúp gắn kết khối doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đang chiếm hơn 90% các doanh nghiệp thành lập trên toàn Hiệp định RCEP).
Hiện tại, Hiệp định RCEP đã đi tới vòng đàm phán thứ 15 và trong khi mọi người hy vọng hiệp định này sẽ hoàn tất vào cuối năm 2016, thì nhiều khả năng, sẽ bị kéo dài qua năm 2017 và kết thúc vào vào giữa năm 2017.
Hiệp định RCEP khác với TPP như thế nào?
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được hình thành với mong muốn "viết lại" một số các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế, kết hợp với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cùng với các tiêu chuẩn về môi trường và lao động.
Có nghĩa, Hiệp định TPP vượt qua giới hạn của sự tự do hóa hàng hóa và dịch vụ, nhấn mạnh vào các mảng quan trọng đối với các nước phát triển, chẳng hạn như những điều kiện kinh doanh, các tiêu chuẩn, quy định và bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Dự báo đóng góp vào tăng trưởng GDP của RCEP và TPP
Từ những gì chúng ta có thể nói sau các vòng đàm phán cho đến nay, Hiệp định RCEP chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ.
Hiệp định RCEP như FTA song phương lần đầu của một số nước
Trường hợp ví dụ quan trọng nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khi Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang trong quá trình đàm phán sơ bộ cho một FTA hiện tại, một thỏa thuận hữu hình đã không trở thành hiện thực (dù Hàn Quốc đã đàm phán một thỏa thuận song phương với Trung Quốc).
Tuy nhiên, trong cuộc họp thượng đỉnh ba bên gần đây, Bộ trưởng Thương mại ba nước đã hướng tới Hiệp định RCEP như là một cách để đạt được một mục tiêu tương tự.
Một sự liên kết quan trọng khác nữa là giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Thương mại giữa hai nước đã tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây, nhưng trong một kiểu bất đối xứng, làm phát sinh thâm hụt thương mại lớn, mà dẫn chúng ta đến câu hỏi tiếp theo.
Tại sao các hoạch định chính sách Ấn Độ lo lắng về RCEP?
Ấn Độ hiện đang có thâm hụt thương mại hàng năm 52,3 tỷ USD với Trung Quốc - quốc gia chiếm 16% nhập khẩu đối với Ấn Độ, nhưng đổi lại chỉ có 4% xuất khẩu.
Như vậy, Hiệp định RCEP đã phát sinh ra rất nhiều cuộc thảo luận ở Ấn Độ và người ta lo ngại rằng Trung Quốc có thể kết thúc việc xuất khẩu nguồn cung ứng dư thừa các vật liệu công nghiệp, từ đó cản trở những nỗ lực công nghiệp của Ấn Độ, đặc biệt là chiến dịch của Chính phủ "Được sản xuất tại Ấn Độ.”
Mặc dù có sự phản ứng dữ dội, mô hình Petri cho thấy rằng, Ấn Độ sẽ có sự thúc đẩy đáng kể về sản lượng.
Hiệp định RCEP bao gồm tự do hóa dịch vụ, trong đó các cuộc đàm phán thương mại của Ấn Độ đã khẳng định phải được thực hiện cùng với tự do hóa hàng hóa. Nếu như dịch vụ chiếm một phần đáng kể trong hoạt động xuất khẩu giá trị cao của Ấn Độ, và cho đến thời điểm hiện tại ít tự do hóa đã được thực hiện, có những lợi ích đáng kể được thực hiện từ những rào cản ít hơn đối với xuất khẩu dịch vụ cho các nền kinh tế châu Á khác.
Lần đầu tiên có một hiệp định thương mại kết nối 2 quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ; cũng là lần đầu tiên kết nối hai nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản.
Cách tiếp cận ban đầu của Ấn Độ đối với các cuộc đàm phán Hiệp định RCEP là thông qua một lịch trình cắt giảm thuế quan ba bậc, mà Ấn Độ đề ra những mức giảm thuế khác nhau đối với các nước ASEAN, Trung Quốc và những nước còn lại. Ngoài việc giảm ngưỡng xoá bỏ thuế quan đối với Trung Quốc, Ấn Độ cũng muốn thực hiện từng giai đoạn việc cắt giảm thuế suất trong một khoảng thời gian dài hơn để cho các ngành công nghiệp Ấn Độ có nhiều thời gian thích ứng với hiệp định.
Trong vòng đàm phán thứ 15, Ấn Độ dường như đã không còn cố gắng với cách tiếp cận ba bậc, nhưng vẫn tiếp tục nói về cách tiếp cận hai bậc. Điều đó cho thấy, các nhà hoạch định chính sách ASEAN đã thể hiện rất rõ trong quá khứ rằng mục đích của Hiệp định RCEP một phần là để cắt giảm hiệu ứng "tô mỳ" của các hiệp định thương mại hai mặt (chúng tôi mở rộng khái niệm này trong các câu hỏi tiếp theo) và quan điểm đó mâu thuẫn với những kế hoạch ban đầu của Ấn Độ.
Tất cả các giao dịch thương mại đều liên quan đến một mức độ công bằng về việc cho - nhận, Ấn Độ có thể sẽ phải kết thúc bằng việc thông qua chính sách một bậc, hay có thể nói là đối xử với các thành viên của Hiệp định RCEP một cách tương tự nhau. Đổi lại, các nhà đàm phán của Ấn Độ dường như đã xây dựng một sự đồng thuận rằng, tự do hóa dịch vụ phải diễn ra đồng thời với tự do hóa thương mại hàng hóa. Tóm lại, tự do hóa dịch vụ là một trong những lĩnh vực mà Ấn Độ cố gắng để đạt
ASEAN được gì trong hiệp định này?
Với sự hình thành các hiệp định thương mại song phương khác nhau, hiệu ứng "tô mỳ" đã được phát triển. Theo đó, có các chi tiết hiệp định khác nhau (quy tắc xuất xứ, mức thuế suất, tiêu chuẩn) ở tất cả các hiệp định đều quá lộn xộn và đan xen vào nhau mà các doanh nghiệp rất khó khăn để thích ứng. Kết thúc ở việc tỷ lệ sử dụng các hiệp định thương mại tự do rất thấp như trong trường hơp của ASEAN.
Khối lượng giao dịch nội và ngoại Trung Quốc - ASEAN giảm mạnh trong những năm gần đây
Hiệp định RCEP cho phép một cách hiệu quả sự đồng quy giữa các hiệp định và giúp thu hút các công ty nước ngoài đến với cơ sở sản xuất tại ASEAN.
Nhìn lại các FTA bên ngoài của ASEAN, khu vực này đã có những kế hoạch đầy tham vọng đối với việc hội nhập nội bộ, cụ thể là thông qua Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Chúng tôi ước tính, đến năm 2030, AEC sẽ thúc đẩy GDP cơ sở của khu vực khoảng 5% nhờ vào việc loại bỏ những rào cản đầu tư và tự do hóa dịch vụ, đặc biệt là thông qua các dịch vụ tài chính.
Trụ cột thứ tư của AEC liên quan rõ ràng đến việc mở rộng ký kết thương mại của ASEAN. Sau tất cả, điểm thu hút chính của AEC chính là đề xuất là một cơ sở sản xuất duy nhất trên toàn ASEAN bằng cách phá bỏ các rào cản đối với chuỗi cung ứng xuyên quốc gia (điều này được thực hiện bằng cách tự do hóa hàng hóa và dịch vụ thương mại, đầu tư, và dòng chảy lao động có tay nghề). Tất nhiên, tăng cường tiếp cận thị trường nước ngoài là bắt buộc, và đó là lý do Hiệp định RCEP rất quan trọng.
Hiệp định RCEP tương tác với với "Một vành đai, một con đường" như thế nào?
Mặc dù đang có xu hướng tăng chủ nghĩa bảo hộ tại các thị trường phát triển nhất định, các chính phủ châu Á phần lớn vẫn duy trì cam kết tự do hóa thương mại.
Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của Trung Quốc, khi mà họ mở rộng việc khuyến khích đầu tư ra nước ngoài thông qua sáng kiến "Một vành đai, Một con đường".
Xuất khẩu của ASEAN 6 tăng mạnh trong những năm gần đây
ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc là đối tác xuất khẩu lớn thứ tư, thứ năm và thứ sáu của Trung Quốc, với sự kết nối liên thông chuỗi cung ứng quan trọng, đặc biệt là trong trường hợp của ASEAN.
Trong khi Trung Quốc đã ký FTA với ASEAN và Hàn Quốc, cùng với mong muốn tăng cường đầu tư ra bên ngoài, những mối liên kết thương mại và kinh tế thực sự mạnh mẽ với các nước thuộc Hiệp định RCEP sẽ nâng cao những lợi thế kinh tế của Hiệp định RCEP.