Thí điểm - sự ngã ngũ của cái mới
Khởi đầu của các ứng dụng gọi xe ở Việt Nam hầu như không mấy ai chú ý đến cho đến khi cái tên Grab xuất hiện. Ngược thời gian, năm 2014, Grab bắt đầu có mặt tại Việt Nam với tên gọi ban đầu là GrabTaxi.
Tháng 10/2014, Grab tiếp tục cho ra mắt dịch vụ GrabBike. Ban đầu, người dùng khá bỡ ngỡ trước ứng dụng này nên sử dụng chưa cao và cũng ít ai nghĩ các ứng dụng này có thể trở thành một phần quan trọng của thị trường.
Trong khi đó, vào tháng 7/2014, Uber cũng bắt đầu chen chân vào khai thác dịch vụ ở Việt Nam. Uber sau đó cũng là quá mới nên được cấp phép thí điểm hoạt động ở Việt Nam.
Năm 2015, Grab được Bộ Giao thông Vận tải cấp phép thí điểm hoạt động tại Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng.
Sau này, khi thị phần của các hãng xe công nghệ ngày càng tăng, sự tín nhiệm của người dùng lớn mạnh rõ rệt thì cuộc tranh cãi về việc cho hay không cho thí điểm các dịch vụ xe công nghệ và có tiếp tục thí điểm hay không ngày một trở nên gay cấn hơn.
Hết thí điểm - các hãng đều chính thức
Thí điểm như trên cho thấy – là đặc thù của một giai đoạn khi các nền tảng và phương thức cũ còn tồn tại đa số, còn các nền tảng mới ra đời còn quá mới, thậm chí gây bỡ ngỡ nên mới cần có giai đoạn thí điểm để đánh giá.
Trong các quy định tại Nghị định 10/2020, điểm tiến bộ có thể thấy đầu tiên là không đề cập đến việc thí điểm và các quy định khác nhau giữa các thành phần kinh tế, công nghệ và vận tải mà chỉ quy định thống nhất trên một nền tảng.
Các chính sách cũng được nhất quán chỉ phân chia theo loại hình và vấn đề, phương thức để quản lý cho tốt và hiệu quả.
Theo như các quy định đó, Grab Việt Nam, vốn là một công ty được thành lập theo các luật và quy định của Việt Nam sẽ vận dụng và hoạt động theo đúng quy định của Nghị định này.
Như vậy, có thể hiểu, Grab cũng sẽ đi qua giai đoạn thí điểm và bước vào hoạt động chính thức theo quy định của Nghị định 10/2020.
Các hãng gọi xe công nghệ hoạt động trên một sân chơi chính thức
Sự ra đời của Nghị định 10/2020 là một quá trình thảo luận khá lâu dài và hết sức chi tiết giữa các chủ thể liên quan, nhằm tìm cách đưa ra một quy định mới có những tiến bộ mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các công ty công nghệ gọi xe và các công nghệ vận tải khác được hoạt động chính thức, “chính danh” trên cùng một sân chơi phẳng.
Theo các quy định trong Nghị định 10/2020, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành vận tải đều cùng một “sân chơi” mới, chấp nhận các thực tế phát triển của thế giới và Việt Nam để tạo đà phát triển lành mạnh.
Các quy định mới trong Nghị định này có tác động chi phối đến toàn ngành vận tải nói chung và các doanh nghiệp xe hợp đồng điện tử nói riêng, trong đó có Grab.
Do tính chất tiến bộ của Nghị định, việc áp dụng các quy định mới được dự báo sẽ không làm thay đổi quá lớn hoạt động của các hãng gọi xe công nghệ trong thời gian tới.
Như nội dung Nghị định mới, GrabCar đang hoạt động dưới dạng ôtô chở khách dưới 9 chỗ ngồi, sử dụng hợp đồng điện tử không theo tuyến cố định.
Do đó, xe hợp đồng dạng này sẽ phải dán 3 tem: Phù hiệu xe hợp đồng (thường gắn ở kính trước xe), logo hợp tác xã (gắn ở cửa xe), tem GrabCar (dán ở kính lái bên trong xe).
Các hợp đồng liên quan đến 3 loại tem này trước đó cũng đã có, thí dụ các xe này đều đã có hợp đồng với các công ty, hợp tác xã vận tải như các quy đinh trước đó. Vậy nên việc tiếp theo chỉ cần làm là dán tem lên xe để đáp ứng quy định mới.
Các điểm khác cũng tương tự, cho thấy đã qua giai đoạn thí điểm và các hãng đều có thể hoạt động trên sự vận dụng những quy định mới, tiến bộ và cập nhật.
Không chỉ Grab mà các hãng gọi xe công nghệ khác cũng trong tình trạng tương tự, tức là chuyển từ việc thí điểm sang một sân chơi mới, chính thức với các quy định phù hợp và làm các hãng an tâm hơn trong việc đầu tư lâu dài.